Có đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông nhưng người điều khiển xe máy vẫn có thể bị phạt về lỗi đội mũ bảo hiểm?
- Có đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông nhưng người điều khiển xe máy vẫn có thể bị phạt về lỗi đội mũ bảo hiểm?
- Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân vi phạm lỗi đội mũ bảo hiểm có chịu hình thức phạt bổ sung nào khác không?
- Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi tham gia giao thông là như thế nào?
Có đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông nhưng người điều khiển xe máy vẫn có thể bị phạt về lỗi đội mũ bảo hiểm?
Không phải cứ đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông thì sẽ không bị xử phạt về lỗi đội mũ bảo hiểm.
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
...
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cũng có quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
...
Theo đó, khi tham gia giao thông thì ngoài việc đội mũ bảo hiểm ra thì mỗi cá nhân còn phải đảm bảo việc cài mũ bảo hiểm đúng quy cách.
Trường hợp có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng không cài đúng quy cách hoặc đội nhưng không cài mũ thì người điều khiển xe, người ngồi sau xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không áp dụng quy định về việc đội nón bảo hiểm đối với người ngồi sau xe.
Có đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông nhưng người điều khiển xe máy vẫn có thể bị phạt về lỗi đội mũ bảo hiểm? (Hình từ Internet)
Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân vi phạm lỗi đội mũ bảo hiểm có chịu hình thức phạt bổ sung nào khác không?
Tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm lỗi đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách không phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung nào khác.
Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi tham gia giao thông là như thế nào?
Quy cách đội mũ bảo hiểm được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Theo quy định vừa nêu thì đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi tham gia giao thông là:
(1) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
(2) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách:
- Dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước
- Hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?