Kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có phải niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hay không?
- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội là những đối tượng nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có phải niêm yết công khai kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trụ sở hay không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội có phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng tại cơ sở hay không?
Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội là những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
- Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có phải niêm yết công khai kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trụ sở hay không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có phải niêm yết công khai kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trụ sở hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng.
Lưu ý: Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ sở trợ giúp xã hội có phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng tại cơ sở hay không?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì Cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
- Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
- Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
- Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?