Kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp 2 theo phương thức nào và kết nối với những cơ quan nào?
*Lưu ý: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước viết tắt là: Mạng TSLCD
Mạng TSLCD cấp 2 kết nối đến những cơ quan nào?
Mạng TSLCD cấp 2 kết nối đến cơ quan nào, thì theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2019/TT-BTTTT cụ thể:
Mạng TSLCD cấp II kết nối đến:
a) Các ban thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy; Đảng ủy xã, phường, thị trấn;
b) Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã;
c) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện;
đ) Tòa án nhân dân cấp cao; tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
e) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
g) Kiểm toán nhà nước khu vực;
h) Các đối tượng khác theo yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Theo đó, mạng TSLCD cấp 2 kết nối đến:
- Các ban thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy; Đảng ủy xã, phường, thị trấn;
- Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện;
- Tòa án nhân dân cấp cao; tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Kiểm toán nhà nước khu vực;
- Các đối tượng khác theo yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp 2 (Hình từ Internet)
Kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp 2 theo phương thức nào?
Phương thức kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp 2 quy định ở khoản 3 Điều 7 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2019/TT-BTTTT cụ thể:
Yêu cầu về kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II
1. Doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm kết nối giữa các điểm thuộc mạng TSLCD cấp II căn cứ theo nhu cầu sử dụng của các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bảo đảm thực hiện các yêu cầu về kết nối theo yêu cầu của Cục Bưu điện Trung ương.
2. Để bảo đảm kết nối giữa mạng TSLCD cấp I và cấp II, doanh nghiệp viễn thông phải thiết lập kết nối trung kế sang mạng TSLCD cấp I.
3. Phương thức kết nối:
a) Các điểm kết nối mạng TSLCD cấp II được định tuyến trực tiếp về thiết bị tập trung của mạng TSLCD cấp I hoặc định tuyến về thiết bị tập trung mạng diện rộng của địa phương;
b) Các điểm kết nối mạng TSLCD cấp II kết nối đến mạng TSLCD cấp I phải được định tuyến qua thiết bị tập trung của mạng TSLCD cấp I.
4. Tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến: bảo đảm thống nhất tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) cho mạng TSLCD.
Như vậy, kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp 2 theo phương thức sau:
- Các điểm kết nối mạng TSLCD cấp 2 được định tuyến trực tiếp về thiết bị tập trung của mạng TSLCD cấp 1 hoặc định tuyến về thiết bị tập trung mạng diện rộng của địa phương;
- Các điểm kết nối mạng TSLCD cấp 2 kết nối đến mạng TSLCD cấp 1 phải được định tuyến qua thiết bị tập trung của mạng TSLCD cấp 1.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ nào?
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD các cơ quan Đảng, Nhà nước quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT cụ thể:
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
1. Dịch vụ cơ bản
a) Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
b) Dịch vụ kênh thuê riêng;
c) Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ thoại;
e) Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Dịch vụ giá trị gia tăng
a) Dịch vụ thư thoại;
b) Dịch vụ thư điện tử;
c) Dịch vụ IPTV;
d) Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
đ) Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Dịch vụ cộng thêm
a) Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
b) Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ sau:
- Dịch vụ cơ bản
+ Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ thoại;
+ Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Dịch vụ giá trị gia tăng
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ IPTV;
+ Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
+ Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ cộng thêm
+ Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
+ Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?