Kết hợp quân dân y trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa được quy định như thế nào?
- Kết hợp quân dân y trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa được quy định như thế nào?
- Hoạt động kết hợp quân dân y được tổ chức chỉ đạo như thế nào?
- Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các nội dung kết hợp quân dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa?
Kết hợp quân dân y trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa được quy định như thế nào?
Kết hợp quân dân y trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa được quy định tại Điều 9 Nghị định 118/2018/NĐ-CP như sau:
Kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
1. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế sẵn sàng phục vụ cấp cứu, điều trị, vận chuyển người bị thương, bị nạn.
2. Tổ chức cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị người bị thương, bị nạn.
3. Khắc phục hậu quả về y tế khi xảy ra thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp về y tế.
Như vậy, việc kết hợp quân dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa được quy định như sau:
- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế sẵn sàng phục vụ cấp cứu, điều trị, vận chuyển người bị thương, bị nạn.
- Tổ chức cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị người bị thương, bị nạn.
- Khắc phục hậu quả về y tế khi xảy ra thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp về y tế.
Kết hợp quân dân y trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động kết hợp quân dân y được tổ chức chỉ đạo như thế nào?
Tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y theo quy định tại Điều 12 Nghị định 118/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y
1. Người đứng đầu cơ quan quân y, dân y trên cùng địa bàn có trách nhiệm phối hợp tham mưu cho Thủ trưởng cấp trên trực tiếp chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.
2. Thủ trưởng các địa phương, đơn vị quân đội căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương tổ chức Ban quân dân y để giúp triển khai, giám sát các hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các khoản 1, 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động kết hợp quân dân y được tổ chức chỉ đạo như sau:
- Người đứng đầu cơ quan quân y, dân y trên cùng địa bàn có trách nhiệm phối hợp tham mưu cho Thủ trưởng cấp trên trực tiếp chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.
- Thủ trưởng các địa phương, đơn vị quân đội căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương tổ chức Ban quân dân y để giúp triển khai, giám sát các hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.
- Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các khoản 1, 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các nội dung kết hợp quân dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa?
Bộ Y tế có trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung kết hợp quân dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 118/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động kết hợp quân dân y theo quy định tại Nghị định này.
2. Đề xuất chủ trương đầu tư cho hoạt động kết hợp quân dân y theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống dịch bệnh:
a) Xây dựng và ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh;
b) Tổ chức, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành y tế phối hợp với lực lượng quân y thực hiện các nội dung phối hợp quy định tại các điểm 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
4. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế:
a) Tổ chức các nội dung phối hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6 Nghị định này;
b) Hướng dẫn các đơn vị dân y trong việc tổ chức triển khai các nội dung phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc phê duyệt theo thẩm quyền nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
5. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành y tế xây dựng kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa theo nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;
c) Chỉ đạo biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác y tế trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;
d) Điều động các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia phòng, chống thiên tai, thảm họa và bảo đảm kinh phí để thực hiện hoạt động này.
…
Theo đó, trong việc thực hiện các nội dung kết hợp quân dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa thì Bộ Y tế có các trách nhiệm sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành y tế xây dựng kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa theo nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định này;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;
- Chỉ đạo biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác y tế trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;
- Điều động các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia phòng, chống thiên tai, thảm họa và bảo đảm kinh phí để thực hiện hoạt động này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ùn tắc giao thông đường bộ là gì? Giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ như thế nào theo quy định mới?
- Thủ tục xét tặng danh hiệu Thôn, tổ dân phố văn hóa thế nào? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần giấy tờ gì?
- Phân vùng môi trường như thế nào? Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường được quy định như thế nào?
- Nhà thờ có được xem là cơ sở tôn giáo không? Ai có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo tại nhà thờ của tổ chức tôn giáo?
- Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử? Thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử?