Kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra không?
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do ai thành lập và có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra không?
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do ai thành lập và có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do ai thành lập và có bao nhiêu thành viên, thì theo Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 20/11/2023) như sau:
Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (sau đây viết tắt là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này. Hội đồng kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng kiểm tra gồm từ 07 người đến 09 người, bao gồm các thành phần sau đây:
a) Lãnh đạo Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng;
b) Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp là Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị, gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đại diện một số Hội công chứng viên.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
4. Người có vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kỳ kiểm tra thì không được tham gia Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra
Theo đó, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra gồm từ 07 người đến 09 người.
Trước đây, căn cứ theo Điều 18 Thông tư 04/2015/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 20/11/2023) quy định Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:
Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
2. Hội đồng kiểm tra có 09 (chín) thành viên, bao gồm các thành phần sau đây:
a) Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách lĩnh vực công chứng là Chủ tịch Hội đồng;
b) Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chủ nhiệm khoa có chức năng đào tạo công chứng viên của Học viện Tư pháp là thành viên;
c) Các thành viên khác là các công chứng viên có uy tín và kinh nghiệm hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên hoặc Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra). Thành phần Ban Đề thi, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra phải có các công chứng viên đang hành nghề.
Theo đó, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có 09 thành viên bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách lĩnh vực công chứng là Chủ tịch Hội đồng;
- Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chủ nhiệm khoa có chức năng đào tạo công chứng viên của Học viện Tư pháp là thành viên;
- Các thành viên khác là các công chứng viên có uy tín và kinh nghiệm hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên hoặc Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị.
Ngoài ra, giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
Thành phần Ban Đề thi, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra phải có các công chứng viên đang hành nghề.
Tập sự hành nghề công chứng (Hình từ Internet)
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 20 Thông tư 08/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 20/11/2023) như sau:
- Ban hành Kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra, quyết định các nội dung điều chỉnh Kế hoạch trong trường hợp cần thiết; ban hành nội quy kỳ kiểm tra và các tài liệu có liên quan đến kỳ kiểm tra.
- Thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra.
- Xem xét, quyết định danh sách người đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra và thông báo cho các Sở Tư pháp có người đăng ký tham dự kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra; trường hợp cần thiết có thể tiến hành xác minh hoặc yêu cầu xác minh thông tin trong hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra.
- Chỉ đạo việc xây dựng đề kiểm tra; tổ chức việc kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra.
- Cấp giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra cho thí sinh đạt yêu cầu.
- Hủy bỏ kết quả kiểm tra và thu hồi giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra khi có căn cứ cho rằng thí sinh thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự mà vẫn tập sự, không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra mà vẫn đăng ký tham dự kiểm tra hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, việc tham dự kiểm tra và kết quả kiểm tra tập sự.
Trường hợp phát hiện thí sinh thuộc một trong các trường hợp nêu trên tại thời điểm Hội đồng kiểm tra đã giải thể thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định hủy bỏ kết quả kiểm tra và thu hồi giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra.
- Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức và kết quả của kỳ kiểm tra.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Thông tư này.
Trước đây, căn cứ theo Điều 19 Thông tư 04/2015/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 20/11/2023) về nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra
1. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
2. Thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
3. Ban hành nội quy kỳ kiểm tra.
4. Quyết định và thông báo danh sách thí sinh, thời gian, địa điểm kiểm tra cho các Sở Tư pháp có người tham dự kiểm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.
5. Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
6. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức và kết quả của kỳ kiểm tra.
Như vậy, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
- Thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
- Ban hành nội quy kỳ kiểm tra.
- Quyết định và thông báo danh sách thí sinh, thời gian, địa điểm kiểm tra cho các Sở Tư pháp có người tham dự kiểm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.
- Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
- Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức và kết quả của kỳ kiểm tra.
Kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra không?
Kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra không, thì theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 08/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 20/11/2023) như sau:
Khiếu nại về tập sự hành nghề công chứng và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng kiểm tra, thành viên Hội đồng kiểm tra, thành viên các Ban của Hội đồng kiểm tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra hoặc Hội đồng kiểm tra đã giải thể thì người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra.
Trước đây, tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 20/11/2023) quy định cụ thể:
Khiếu nại về tập sự hành nghề công chứng và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
...
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng kiểm tra, thành viên Hội đồng kiểm tra, thành viên các Ban của Hội đồng kiểm tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra hoặc Hội đồng kiểm tra đã giải thể thì người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đối với hành vi của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng khi có căn cứ cho rằng hành vi đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Lưu ý: Trong trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra hoặc Hội đồng kiểm tra đã giải thể thì người tham dự kiểm tra có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.
Tải Mẫu Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?