Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào và ai có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ?
Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về cứu nạn cứu hộ đến toàn dân như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về cứu nạn cứu hộ đến toàn dân như sau:
- Các cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quản lý.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về cứu nạn, cứu hộ, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng cấp học, ngành học.
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở; lực lượng dân phòng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ, vận động nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào và ai có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ và tách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ như sau:
* Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
- Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ
- Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở và địa phương
- Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra
- Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
* Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở)
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP (phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
Ai là người có trách nhiệm trong việc phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ?
Theo khoản 8 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ cơ sở
- Đối với phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
+ Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt
+ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?