Kế hoạch in phôi chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được xây dựng dựa trên những căn cứ nào? In phôi chứng chỉ đào tạo được phân thành những cấp nào?
Kế hoạch in phôi chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ như sau:
Xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ
1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được phê duyệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp tiến hành đăng ký số lượng phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Trên cơ sở số lượng phôi đăng ký của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành thẩm định và xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.
3. Nội dung kế hoạch in phôi chứng chỉ bao gồm: Số lượng phôi chứng chỉ dự kiến in; thời gian in; đơn vị chịu trách nhiệm in và dự kiến nguồn kinh phí in.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch in phôi chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được xây dựng dựa trên những căn cứ: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được phê duyệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp tiến hành đăng ký số lượng phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.
Chứng chỉ đào tạo (Hình từ Internet)
In phôi chứng chỉ đào tạo được phân thành những cấp nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về in phôi chứng chỉ như sau:
In phôi chứng chỉ
Căn cứ kế hoạch in phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, việc in phôi chứng chỉ được phân cấp như sau:
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức việc in phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ.
2. Học viện Tư pháp tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Học viện Tư pháp tổ chức.
3. Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì In phôi chứng chỉ đào tạo được phân thành các cấp sau đây:
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức việc in phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ.
- Học viện Tư pháp tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Học viện Tư pháp tổ chức.
- Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt
Hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp gồm có những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ
1. Khi có yêu cầu cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ, Học viện Tư pháp lập hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gồm có:
a) Công văn đề nghị cấp phôi, trong đó ghi rõ số lượng và loại phôi chứng chỉ đề nghị cấp;
b) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao chỉ tiêu đào tạo;
c) Biên bản điểm thi tốt nghiệp và Quyết định công nhận danh sách học viên tốt nghiệp;
d) Báo cáo kết quả sử dụng số phôi chứng chỉ đã được cấp từ trước.
3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vào sổ, ghi và chuyển phiếu nhận hồ sơ (Mẫu 1) về Học viện Tư pháp. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ giấy tờ theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ chuyển phiếu báo (Mẫu 2) đề nghị bổ sung hồ sơ về Học viện Tư pháp.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, hoàn thành Phiếu ý kiến về việc cấp phôi chứng chỉ (Mẫu 3) và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Phiếu ý kiến phải ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cấp phôi chứng chỉ, nếu không đồng ý phải nêu rõ lý do.
5. Trên cơ sở danh sách cấp phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc đóng dấu nổi của Bộ Tư pháp và tổ chức bàn giao cho Học viện Tư pháp.
6. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản hồ sơ cấp phôi chứng chỉ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp gồm:
- Công văn đề nghị cấp phôi, trong đó ghi rõ số lượng và loại phôi chứng chỉ đề nghị cấp;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao chỉ tiêu đào tạo;
- Biên bản điểm thi tốt nghiệp và Quyết định công nhận danh sách học viên tốt nghiệp;
- Báo cáo kết quả sử dụng số phôi chứng chỉ đã được cấp từ trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?