Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp được xây dựng theo trình tự nào? Kế hoạch này do ai ký ban hành?
Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp được xây dựng theo trình tự nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định Trình tự xây dựng kế hoạch như sau:
Trình tự xây dựng kế hoạch
Trình tự xây dựng kế hoạch thực hiện theo các bước công việc chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng dự thảo kế hoạch.
2. Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch.
3. Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về dự thảo kế hoạch.
4. Thẩm tra dự thảo kế hoạch.
5. Trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch.
Như vậy, trình tự xây dựng kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp thực hiện theo các bước công việc chủ yếu sau:
- Xây dựng dự thảo kế hoạch.
- Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch.
- Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về dự thảo kế hoạch.
- Thẩm tra dự thảo kế hoạch.
- Trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch.
Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp do ai ký ban hành?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định về Thẩm quyền ký ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch như sau:
Thẩm quyền ký ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch
1. Bộ trưởng ký ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch trong những trường hợp sau đây:
a) Ban hành kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ (hoặc ngành Tư pháp);
b) Ban hành kế hoạch công tác hàng năm hoặc dài hạn của Bộ (hoặc ngành) Tư pháp theo lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách;
c) Phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị thuộc Bộ do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách;
d) Ban hành hoặc phê duyệt những kế hoạch khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết phải trực tiếp xem xét, ký ban hành hoặc phê duyệt.
...
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký ban hành kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ (hoặc ngành Tư pháp).
Đồng thời, theo Điều 13 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định thì Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp được ban hành bằng quyết định của Bộ trưởng.
Kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định về Nội dung chủ yếu của kế hoạch như sau:
Nội dung chủ yếu của kế hoạch
1. Nội dung chủ yếu của kế hoạch gồm:
a) Mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch;
b) Tên các nhiệm vụ, sản phẩm chính cần đạt được và tiến độ thực hiện; Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ; Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
Đối với nhiệm vụ xây dựng đề án, văn bản, kế hoạch nêu rõ từng cấp trình và thời gian trình từng cấp.
c) Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí, cấp phát kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ (đối với những nhiệm vụ do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện); Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Nội dung nêu tại điểm b khoản 1 Điều này có thể được trình bày thành Phụ lục kèm theo kế hoạch (theo mẫu được ban hành kèm theo Quy chế này).
3. Đối với loại kế hoạch quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quy chế này, nếu có pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về nội dung kế hoạch thì nội dung những kế hoạch đó được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo quy định trên, nội dung chủ yếu của kế hoạch công tác tư pháp hàng năm của Bộ Tư pháp gồm:
(1) Mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch;
(2) Tên các nhiệm vụ, sản phẩm chính cần đạt được và tiến độ thực hiện; Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ; Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
Đối với nhiệm vụ xây dựng đề án, văn bản, kế hoạch nêu rõ từng cấp trình và thời gian trình từng cấp.
(3) Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí, cấp phát kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ (đối với những nhiệm vụ do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện); Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch.
Nội dung tại (2) nếu trên có thể được trình bày thành Phụ lục kèm theo kế hoạch (theo mẫu được ban hành kèm theo Quy chế này).
Lưu ý: Quy chế trên không áp dụng đối với hoạt động xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp về đối ngoại, nghiên cứu khoa học, soạn thảo hoặc tổng kết thi hành một văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?