IPO là gì? Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục IPO thì có được xem là doanh nghiệp niêm yết hay không?
IPO là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng được quy định như sau:
Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
Như vậy, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng hay còn được gọi là IPO (Initial Public Offering) bao gồm các hình thức sau:
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
- Kết hợp 02 hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
Công ty cổ phần muốn thực hiện thủ tục IPO cần đáp ứng những điều kiện như thế nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Công ty cổ phần muốn thực hiện thủ tục IPO cần đáp ứng những điều kiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần được quy định như sau:
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
Như vậy, công ty cổ phần muốn thủ tục IPO cần đáp ứng 09 điều kiện như đã liệt ở trên.
Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục IPO thì có được xem là doanh nghiệp niêm yết hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 về công ty đại chúng như sau:
Công ty đại chúng
1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
Đồng thời căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần như sau:
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
…
h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
Từ quy định trên có thể thấy rằng IPO và đăng ký niêm yết là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau.
IPO chỉ là bước đầu, tạo điều kiện để công ty trở thành công ty đại chúng.
Từ đó, công ty sẽ phải đăng ký giao dịch hoặc đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán, tùy theo điều kiện đáp ứng của công ty.
Tóm lại, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục IPO thì chưa được xem là doanh nghiệp niêm yết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?