Hướng dẫn mới nhất về thuế suất thuế GTGT khi lập hóa đơn đối với hàng hóa trả lại sau ngày 01/01/2023?
Có phải xuất hóa đơn đối với trường hợp hoàn trả hàng hóa không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, cả khi bán hàng mới hay khi xuất hàng dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì bên bán có trách nhiệm xuất hóa đơn trả lại hàng.
Hướng dẫn mới nhất về thuế suất thuế GTGT khi lập hóa đơn đối với hàng hóa trả lại sau ngày 01/01/2023?
Hướng dẫn mới nhất về thuế suất thuế GTGT khi lập hóa đơn đối với hàng hóa trả lại sau ngày 01/01/2023?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, thuế GTGT đối với một số loại hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP là 8%.
Vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 2121/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn một số trường hợp về việc lập hóa đơn giảm thuế GTGT 8%, trong đó, đối với hóa đơn GTGT cho hàng hóa mua bán năm 2022 nhưng đến 2023 phát sinh trả lại hàng xử lý như sau:
- Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì khi hàng hóa trả lại sau khi đã hết thời gian giảm thuế GTGT cụ thể là sau ngày 01/01/2023 thì bên bán và bên mua sẽ thỏa thuận về hàng hóa trả lại ghi trên hóa đơn, đối với thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn bán hàng thì người bán sẽ phải lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa với thuế suất 8%.
Xem toàn bộ Công văn 2121/TCT-CS năm 2023 tại đây: tải
Hóa đơn hoàn trả hàng hóa được bảo quản và lưu trữ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ nói chung và hóa đơn hoàn trả hàng hóa nói riêng như sau:
Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Theo đó, hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
- Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
Đối với hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử sẽ được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Ngoài ra, đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
- Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?