Hướng dẫn giao cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư? Lập báo chủ trương dự án đầu tư bao gồm những nội dung gì?
Giao cho cơ quan chuyên môn nào lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công 2019: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Cơ quan chuyên môn ở đây có thể giao Sở Xây dựng hay các Sở, ngành trực tiếp cải tạo hoặc xây mới các trụ sở làm việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Vấn đề này được Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 trả lời như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công được quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Do vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư như nêu ở trên.
Hướng dẫn giao cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư? Lập báo chủ trương dự án đầu tư bao gồm những nội dung gì? (Hình từ internet)
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương dự án bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư công 2019, nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
- Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Do đó, việc thẩm định dự án phức tạp, phải khẳng định nhiều nội dung như quy mô, tổng mức đầu tư, hiệu quả dự án... Vì vậy, đề nghị chỉ nên quy định nội dung thẩm định đơn giản chỉ là sự phù hợp với các quy hoạch về kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành.
Vấn đề này được Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
- Chủ trương đầu tư có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự cần thiết, tính khả thi của dự án, góp phần hạn chế tình trạng phê duyệt dự án tràn lan, phê duyệt dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn, giảm tối đa tình trạng, thất thoát lãng phí đầu tư công trong thời gian qua.
- Từ đó nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, các dự án đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, được phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, tính khả thi kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, nếu bước phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ xem xét phù hợp với quy hoạch mà không xem xét đến quy mô, tổng mức đầu tư, khả năng cân đối vốn, từ đó tính toán tiến độ, khả năng thực hiện của Dự án trong tương lai thì sẽ dẫn đến tính khả thi của dự án thấp, dẫn đến tình trạng phê duyệt dự án quá nhiều nhưng không có khả năng bố trí và làm giảm tính khả thi, hiệu quả, chất lượng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đây cũng chính là yêu cầu, là quy định của Quốc hội khi xem xét, ban hành Luật Đầu tư công 2019.
Quản lý nhiệm vụ lập quy hoạch nội dung báo cáo đề xuất chủ trương dự án?
Thông tư 08/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch mới quy định định mức cho hoạt động quy hoạch (định mức cho hoạt động trực tiếp, hoạt động gián tiếp, hợp phần quy hoạch, xây dựng nội dung đề xuất đưa vào quy hoạch, hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, hoạt động điều chỉnh quy hoạch), chưa quy định về việc thanh toán các chi phí này.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, trong đó đã hướng dẫn hồ sơ thanh toán nhiệm vụ quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?