Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động theo Công văn 747/TTr-TTLĐ như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động theo Công văn 747/TTr-TTLĐ như thế nào?
Căn cứ Công văn 747/TTr-TTLĐ năm 2023 hướng dẫn về việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động.
Theo đó, phúc đáp Công văn 3858/BHXH-CSXH ngày 20/11/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định: Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý được coi là tai nạn lao động.
Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 khi Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực.
Theo đó, không còn quy định về tai nạn được coi là tai nạn lao động. Trường hợp này cũng không phải là tai nạn lao động theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Vì vậy, người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi đủ điều kiện (mặc dù người lao động vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động theo Công văn 747/TTr-TTLĐ như thế nào? (Hình từ intertnet)
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Theo đó, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Chế độ ốm đau được giải quyết trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chế độ ốm đau được giải quyết trong thời hạn sau:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
Như vậy, thời gian giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động không có số ngày cụ thể, mà căn cứ thực hiện theo các mốc thời gian quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?