Hướng dẫn ghi sổ sách khi tiếp nhận tài trợ ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ? Trách nhiệm của cá nhân kêu gọi đóng góp?
- Hướng dẫn cá nhân ghi sổ sách khi tiếp nhận tài trợ ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
- Cá nhân kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ ghi chép sổ sách tiếp nhận đóng góp cần lưu ý?
- Trách nhiệm của cá nhân kêu gọi đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Hướng dẫn cá nhân ghi sổ sách khi tiếp nhận tài trợ ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 10 Thông tư 41/2022/TT-BTC, hướng dẫn ghi chép đối với khoản tiếp nhận từ các nhà tài trợ để ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ như sau:
(1) Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt
- Cá nhân tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mặt nhận tài trợ, trường hợp chưa sử dụng có thể đem gửi vào tài khoản được mở riêng cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng.
- Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng ngoại tệ để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện trong nước:
Cá nhân tiếp nhận tài trợ bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và quản lý, sử dụng tiền Việt Nam để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện theo quy định.
- Lãi tiền gửi sau khi trừ đi chi phí thanh toán được bổ sung tăng nguồn tài trợ.
- Lập Sổ tổng hợp ghi chép số liệu: Phải thực hiện ghi chép các khoản đã tiếp nhận tài trợ bằng tiền của các nhà tài trợ theo thời gian đóng góp thực tế, bao gồm:
+ Thông tin của nhà tài trợ (như tên, địa chỉ,... );
+ Số tiền đóng góp, hình thức đóng góp bao gồm đóng góp vào tài khoản tại ngân hàng, đóng góp bằng tiền mặt (trong đó chi tiết tiền Việt Nam, ngoại tệ);
+ Thời gian nhận đóng góp (trường hợp nhận đóng góp qua tài khoản ngân hàng, ghi theo ngày trên báo có của ngân hàng);
+ Địa chỉ nhận hỗ trợ (nếu nhà tài trợ chỉ định địa chỉ nhận hỗ trợ)
+ Thông tin cần thiết khác (nếu có) theo mẫu “Sổ tổng hợp số liệu nhận vận động tài trợ bằng tiền” (mẫu số S01CN/XHTT) quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC.
(2) Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật
- Tùy theo điều kiện kho, bãi, khả năng bảo quản, vận chuyển, cá nhân người vận động quyết định việc tiếp nhận các khoản tài trợ bằng hiện vật.
- Khi tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, cá nhân người vận động phải chịu trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời sổ hiện vật đến các địa chỉ cần hỗ trợ.
- Mở riêng “Sổ tổng hợp số liệu nhận vận động tài trợ bằng hiện vật”, trong đó ghi chép đầy đủ số hiện vật nhận tài trợ bao gồm ngày nhận, tên và địa chỉ người đóng góp, loại hiện vật, số lượng nhận, địa chỉ hỗ trợ chi định sẵn (nếu có) theo mẫu số S02CN/XH-TT quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC.
(3) Đối với các khoản đã phân phối và sử dụng từ nguồn đóng góp tự nguyện để ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ phải được ghi chép đầy đủ, bao gồm:
+ Thời gian hỗ trợ;
+ Họ tên và địa chỉ người nhận;
+ Hình thức hỗ trợ bao gồm hỗ trợ bằng tiền, bằng hiện vật (ghi rõ loại hiện vật đã hỗ trợ) hoặc hỗ trợ bằng hạng mục xây dựng, sửa chữa,...
+ Chữ ký của người nhận theo mẫu “Sổ tổng hợp số liệu phân phối nguồn tài trợ” (mẫu số S03CNXH-TT) quy định tại phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC.
Ngoài ra trường hợp pháp luật có quy định về việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thì có thể xác nhận trên mẫu biểu này hoặc lập văn bản riêng.
Riêng đối với các khoản chi tiền để mua sắm hàng hóa, hiện vật mang đi tài trợ hoặc mua sắm vật tư,... chi trả cho việc xây dựng, sửa chữa công trình phải có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ mua bán hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các mẫu biểu các số tổng hợp số liệu theo quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC có thể mở thêm sổ sách để theo dõi chi tiết các hoạt động (nếu cần thiết).
Hướng dẫn cá nhân ghi sổ sách khi tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ? (Hình từ Internet)
Cá nhân kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ ghi chép sổ sách tiếp nhận đóng góp cần lưu ý?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 41/2022/TT-BTC có quy định cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải thực hiện các quy định sau đây:
- Cá nhân phải mở sổ sách để ghi chép các khoản đã tiếp nhận đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ, các khoản đã phân phối và sử dụng từ nguồn này để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện một cách chính xác, trung thực, đảm bảo công khai, minh bạch.
- Việc ghi chép sổ sách phải thực hiện ngay khi bắt đầu thực hiện các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.
Số liệu ghi chép phải liên tục theo trình tự thời gian và phản ánh đầy đủ các thông tin theo yêu cầu công khai số liệu.
Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới của trang sổ.
Lưu ý: Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, nghiêm cấm mọi hành vi tẩy xóa, sửa chữa thông tin số liệu đã ghi chép trên sổ.
- Kết thúc đợt vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện cá nhân phải thực hiện chốt sổ, theo đó cộng toàn bộ số liệu thu, chi và tính ra số tồn chưa sử dụng để lập báo cáo và công khai số liệu theo quy định của pháp luật.
Đối với khoản tiếp nhận và sử dụng thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng phải thực hiện đối chiếu số liệu với ngân hàng nơi mở tài khoản định kỳ hàng tháng và đối chiếu khi kết thúc đợt vận động.
Bản đối chiếu số liệu với ngân hàng hoặc số chi tiết tài khoản tiền gửi mà ngân hàng gửi đến phải được lưu trữ và công khai khi kết thúc đợt vận động.
Theo đó, cá nhân kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ ghi chép sổ sách tiếp nhận đóng góp cần lưu ý tuân thủ thực hiện các quy định trên.
Trách nhiệm của cá nhân kêu gọi đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 93/2021/NĐ-CP thì cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.
Việc tiếp tục phân phối, sử dụng để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, theo Điều 19 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định:
- Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).
- Ngoài ra, cá nhân vận động từ thiện thực hiện công khai nội dung lên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày.
Nội dung công khai gồm:
- Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
- Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
- Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Thời điểm công khai thực hiện:
- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
- Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
- Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
- Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?