Hướng dẫn chi tiết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023 theo quy định mới nhất?
Hướng dẫn chi tiết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023 theo quy định mới nhất?
Ngày 29/3/2024 Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 157/QĐ-TTCP tại đây, quyết định ban hành Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023.
Tổng điểm tiêu chí đánh giá là 100 điểm.
Trong đó:
+ Phần A Tiêu chí đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN (20 điểm)
+ Phần B Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm)
+ Phần C Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm)
+ Phần D Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng PCTN (20 điểm) bao gồm:
- Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN (5 điểm) gồm: việc ban hành kế hoạch PCTN năm 2023 và nội dung kế hoạch PCTN năm 2023.
- Đánh giá việc các sở, ban, quận, huyện, cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện kế hoạch PCTN của cấp tỉnh (15 điểm), trong đó có đánh giá việc thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Thực hiện việc kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân 2013 của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân 2013 của chủ tịch UBND cấp huyện và tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân 2013 của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Việc chỉ đạo của chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về tham nhũng; kiến nghị, đề nghị bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm) bao gồm:
- Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước (27 điểm)
- Công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước (3 điểm).
Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm) bao gồm:
Đánh giá việc phát hiện hành vi tham nhũng (12 điểm)
Việc xử lý tham nhũng (20 điểm)
Kết quả xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN (8 điểm)
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm) bao gồm:
- Đánh giá kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết đơn tố cáo, phản ánh (5 điểm)
- Kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (5 điểm).
Xem chi tiết Quyết định 157/QĐ-TTCP tại đây.
Hướng dẫn chi tiết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023 theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Tại Điều 15 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định việc đánh giá công tác phòng chống tham nhũng cụ thể như sau:
- Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.
- Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP như sau:
+ Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
+ Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để Thanh tra Chính phủ rà soát, đánh giá và tổng hợp.
+ Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng do ai xây dựng?
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP dưới đây:
Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
...
Theo đó, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng sẽ gồm những nội dung sau:
- Nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?