Hướng dẫn cách tự tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VNeID đơn giản, hiệu quả nhất tại nhà?
Hướng dẫn cách tự tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VNeID đơn giản, hiệu quả nhất tại nhà?
VNeID là một ứng dụng trên điện thoại di động được phát triển bởi trung tâm dữ liệu Dân cư Quốc Gia thuộc Bộ Công an nhằm mục đích thay thế cho các giấy tờ giấy truyền thống. Hiện nay người dân có thể tự tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNeID ngay tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện.
Theo đó công dân thực hiện tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNeID ngay tại nhà theo các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào VNeID.
Bước 2: Kiểm tra phiên bản của ứng dụng. Lưu ý là để tự tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNeID thì ứng dụng phải là phiên bản 2.0.4 trở lên.
Để kiểm tra phiên bản ứng dụng, người dùng nhấn chọn “Cá nhân”. Phiên bản của ứng dụng sẽ nằm ở cuối trang.
Bước 3: Chọn “Ví giấy tờ”. Sau đó chọn “Tích hợp thông tin”
Bước 4: Chọn "Tạo mới yêu cầu"
Bước 5: Nhấn vào dấu mũi tên và chọn “Thẻ Bảo hiểm y tế”
Bước 6: Nhập số thẻ BHYT sau đó nhấn vào “Gửi yêu cầu”.
Hướng dẫn cách tự tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VNeID đơn giản, hiệu quả nhất tại nhà? (Hình từ internet)
Trường hợp nào đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, quy định về các trường hợp đi khám đi khám chưa bệnh đúng tuyến gồm có như sau:
(1) Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
(2) Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
(3) Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(4) Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:
- Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT
- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT
(5) Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
(6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
(7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
(8) Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng là khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
...
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Theo đó thời điểm thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị như sau:
- Thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng áp dụng đối với các đối tượng sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
+ Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng..
- Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.
- Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính áp dụng với đối tượng sau :
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
+ Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?