Hướng dẫn cách chia thừa kế và một số tình huống áp dụng theo Bộ luật Dân sự? Có mấy hình thức chia thừa kế?
Hướng dẫn cách chia thừa kế và một số tình huống áp dụng theo Bộ luật Dân sự?
Tham khảo cách chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật dưới đây:
Bước 1: Xác định di sản thừa kế;
Bước 2: Chia thừa kế theo di chúc;
Bước 3: Chia thừa kế theo pháp luật;
Bước 4: Tính 2/3 cho một suất thừa kế cho những người thuộc Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015;
Lưu ý:
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
*Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng đầy đủ các bước như trên, có trường hợp có thể gồm 2 hoặc 3 bước
>> Xem thêm
Tải về Tham khảo hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế và một số tình huống áp dụng
Tải về Tham khảo Tổng hợp đề môn Luật Dân sự 1 trường Đại học Luật TP HCM
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn cách chia thừa kế và một số tình huống áp dụng theo Bộ luật Dân sự? Có mấy hình thức chia thừa kế? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức chia thừa kế theo quy định pháp luật Dân sự?
Quyền thừa kế được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành có 02 hình thức chia thừa kế, cụ thể như sau:
(1) Thừa kế theo di chúc:
Thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII của Bộ luật Dân sự 2015 (từ Điều 624 đến Điều 648), với các quy định cụ thể về các hình thức di chúc như: di chúc miệng, di chúc bằng văn bản, di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng. Quyền định đoạt tài sản thông qua di chúc là một quyền cơ bản của người có tài sản và được pháp luật bảo vệ.
Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế được ưu tiên cao nhất. Chỉ trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu toàn bộ hay một phần thì mới chuyển sang xem xét việc định đoạt tài sản theo các hình thức khác, như thừa kế theo pháp luật.
Ví dụ minh họa: Ông A qua đời và để lại di chúc chia toàn bộ di sản cho con trai cả. Ý nguyện của ông A được thể hiện rõ qua di chúc và pháp luật sẽ tôn trọng, bảo vệ quyền định đoạt tài sản của ông theo nội dung di chúc đó.
(2) Thừa kế theo pháp luật:
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được định nghĩa là "thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định"
Nói cách khác, thừa kế theo pháp luật là quá trình chuyển giao tài sản của người đã mất cho những người còn sống dựa trên các hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế được quy định rõ ràng trong luật pháp.
Hình thức thừa kế này được áp dụng khi người đã khuất không để lại di chúc hoặc khi di chúc vi phạm các quy định cấm của pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định như thế nào?
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?