Hướng dẫn 36-HD/VPTW: Thể thức về ký hiệu một số tên văn bản, tên cơ quan ban hành và địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản của Đảng?
Thể thức về ký hiệu một số tên văn bản của Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 quy định thể thức về số văn bản như sau:
Số văn bản là số thứ tự của văn bản được đăng ký, quản lý tại văn thư cơ quan. Cụ thể:
- Số văn bản của đại hội đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 chung cho tất cả các tên loại văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu kể từ ngày khai mạc đại hội (tính từ khi bắt đầu phiên trù bị) đến hết ngày bế mạc đại hội.
- Số văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ (gồm: cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…), các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 cho mỗi tên loại văn bản trong một nhiệm kỳ cấp uỷ.
Nhiệm kỳ cấp uỷ được tính từ ngày liền kề sau ngày bế mạc đại hội lần này đến hết ngày bế mạc đại hội lần kế tiếp. Trường hợp hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất diễn ra trong thời gian đại hội thì nhiệm kỳ cấp uỷ mới được tính từ ngày khai mạc hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất.
- Số văn bản của liên cơ quan ban hành ghi liên tục với số văn bản cùng tên loại của cơ quan, tổ chức chủ trì.
- Số văn bản mật ghi liên tục với số văn bản không mật cùng tên loại văn bản.
Hướng dẫn 36-HD/VPTW: Thể thức về ký hiệu một số tên văn bản, tên cơ quan ban hành và địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản của Đảng?
Thể thức về ký hiệu tên văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản Đảng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 quy định về ký hiệu văn bản, tên cơ quan ban hành thống nhất như sau:
(1) Ký hiệu văn bản gồm nhóm chữ viết tắt của tên loại văn bản.
- Ký hiệu tên loại văn bản là chữ cái đầu các âm tiết của tên loại văn bản, như: NQ (nghị quyết), CT (chỉ thị), KL (kết luận), QC (quy chế), BC (báo cáo)…
Ký hiệu một số tên loại văn bản thống nhất như sau:
Quyết định: QĐ
Quy định: QĐi
Chỉ thị: CT
Chương trình: CTr
Thông tri: TT
Tờ trình: TTr
(2) Ký hiệu văn bản gồm nhóm chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản.
- Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản là những chữ cái đầu các âm tiết của tên cơ quan ban hành văn bản.
+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của đại hội đảng các cấp (gồm: đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu) ghi chung chữ viết tắt là "ĐH".
Ví dụ 1: Báo cáo của đại hội
Số 16-BC/ĐH
Ví dụ 2: Biên bản của ban kiểm phiếu
Số 18-BB/ĐH
+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi chữ viết tắt tên cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đó.
Ví dụ 1: Quyết định của Ban Kinh tế Trung ương
Số 246-QĐ/BKTTW
Ví dụ 2: Hướng dẫn của tỉnh uỷ
Số 15-HD/TU
Ví dụ 3: Công văn của ban tổ chức tỉnh uỷ
Số 357-CV/BTCTU
Ví dụ 4: Báo cáo của huyện uỷ
Số 76-BC/HU
+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của liên cơ quan ban hành ghi chữ viết tắt tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Ví dụ: Quy chế của liên cơ quan ban tổ chức tỉnh uỷ và ban dân vận tỉnh uỷ
Số 05-QC/BTCTU-BDVTU
Ký hiệu một số tên cơ quan ban hành văn bản thống nhất như sau:
* Các đảng uỷ và chi bộ
Đảng uỷ quân sự: ĐUQS; riêng Quân uỷ Trung ương: QUTW
Đảng uỷ công an: ĐUCA
Đảng uỷ biên phòng: ĐUBP
Đảng uỷ khối: ĐUK
Các đảng uỷ khác: ĐU
Chi bộ: CB
* Các cơ quan tham mưu, giúp việc
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: UBKTTW
Ban tổ chức tỉnh uỷ: BTCTU
Ban tuyên giáo huyện uỷ: BTGHU
* Đảng đoàn: ĐĐ
* Ban cán sự đảng: BCSĐ
* Ban chỉ đạo: BCĐ
* Tiểu ban: TB
* Hội đồng: HĐ
Thể thức và kỹ thuật trình bày địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trong văn bản của Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 quy định thể thức như sau:
- Địa danh ban hành văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn) nơi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đặt trụ sở.
+ Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp Trung ương ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ví dụ 1: Văn bản của Ban Đối ngoại Trung ương (trụ sở tại thành phố Hà Nội)
Hà Nội,
Ví dụ 2: Văn bản của Cục Quản trị T.26 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng (trụ sở tại thành phố Đà Nẵng)
Đà Nẵng,
+ Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp tỉnh ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ví dụ 1: Văn bản của Tỉnh uỷ Quảng Trị
Quảng Trị,
Ví dụ 2: Văn bản của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang
An Giang,
+ Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp huyện ghi địa danh ban hành văn bản là tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Ví dụ 1: Văn bản của Huyện uỷ Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)
Lâm Hà,
Ví dụ 2: Văn bản của Ban Dân vận Huyện uỷ Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên)
Tuần Giáo,
+ Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn ghi địa danh ban hành văn bản là tên xã, phường, thị trấn.
Ví dụ 1: Văn bản của Đảng uỷ xã Nhân Thắng (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
Nhân Thắng,
Ví dụ 2: Văn bản của Chi bộ thôn Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)
Tân Triều,
+ Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập ở các cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế… ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế...
+ Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức chủ trì.
+ Ghi thêm cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản trong các trường hợp sau đây:
++ Địa danh mang tên người, địa danh một âm tiết, địa danh theo số thứ tự.
Ví dụ 1: Địa danh hành chính mang tên người
Quận Hai Bà Trưng; Phường Lê Đại Hành...
Ví dụ 2: Địa danh hành chính một âm tiết
Thành phố Huế; Phường Bưởi...
Ví dụ 3: Địa danh hành chính theo số thứ tự
Phường 7; Quận 1...
++ Địa danh có tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trùng với tên riêng của tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn thuộc huyện trùng với tên riêng của huyện...
Ví dụ 1: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình
Thành phố Hoà Bình,
Ví dụ 2: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Thị trấn Chợ Mới,
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được người có thẩm quyền ký ban hành.
Về kỹ thuật trình bày
- Ngày dưới 10 và tháng dưới 3 phải thêm số 0 ở trước và viết đầy đủ chữ ngày, tháng, năm; giữa địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản có dấu phẩy (,).
Ví dụ:
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2018
- Cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản có thể ghi chữ viết tắt là TP (thành phố), TX (thị xã), TT (thị trấn)...
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh; Q. Lê Chân...
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trình bày dưới tiêu đề (ô số 4, Phụ lục 1).
Trên đây là quy định về thể thức về ký hiệu một số tên văn bản, tên cơ quan ban hành và địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản của Đảng còn hiệu lực áp dụng đến năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?