Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được xét tặng vào Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11?
Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được xét tặng vào Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 đúng không?
Thủ tục xét tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Thủ tục xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” được xét tặng hoặc truy tặng hàng năm vào dịp Quốc khánh 02 tháng 9 và ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày 18 tháng 11.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đề xuất cá nhân đủ tiêu chuẩn, thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh xét; đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương xét. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng ban, ngành, lãnh đạo cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nội vụ thẩm định, lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, căn cứ quy định trên Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” được xét tặng hàng năm vào ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày 18 tháng 11.
Trước đây, thủ tục xét tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được quy định tại Điều 53 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Thủ tục xét tặng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” được xét tặng hàng năm vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 và ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày 18 tháng 11.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đề xuất trường hợp đủ tiêu chuẩn, thông qua Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp tỉnh xét; đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương do Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương xét. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng ban, ngành, lãnh đạo cơ quan trung ương của các đoàn thể trình Thủ tướng Chính phủ.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ trên quy định Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được xét tặng hàng năm vào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 và Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ngày 18 tháng 11.
Như vậy, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được xét tặng hàng năm vào Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11.
Lưu ý: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đề xuất trường hợp đủ tiêu chuẩn, thông qua Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp tỉnh xét; đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương do Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương xét.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng ban, ngành, lãnh đạo cơ quan trung ương của các đoàn thể trình Thủ tướng Chính phủ.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được xét tặng vào Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11? (Hình từ Internet)
Huân chương Đại đoàn kết dân tộc để tặng cho cá nhân đạt được những thành tích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng (Có hiệu lực từ 01/01/2024) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Cá nhân đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2024);
b) Đã đảm nhiệm 01 trong các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới từ 05 năm đến dưới 10 năm, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 năm trở lên hoặc có ít nhất 15 năm liên tục đảm nhiệm chức vụ cấp trưởng của các tổ chức thành viên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên.
Lưu ý: Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại theo quy định tại Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15; 19, 20, 21; khoản 1 các Điều 16, 17, 18 của Nghị định này thì không xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”.
Trước đây, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc để tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến, có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đạt một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
(1) Đã giữ các chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 năm trở lên hoặc có ít nhất 15 năm liên tục đảm nhiệm chức vụ cấp trưởng của các tổ chức thành viên trong hệ thống Mặt trận từ cấp tỉnh trở lên.
Lưu ý: Các đối tượng quy định tại khoản này nếu đã được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại theo quy định tại khoản 1 Điều 14, 15, 16, 17 và Điều 18; khoản 1 và khoản 3 Điều 22, 23 và Điều 24 của Nghị định này thì chưa xét tặng (hoặc truy tặng) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”.
(2) Nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số, các doanh nhân tiêu biểu và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xứng đáng trong việc vận động, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận, đề nghị.
Mức tiền thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc là bao nhiêu?
Mức tiền thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được quy định tại Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Mức tiền thưởng Huân chương các loại
1. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại được tặng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau:
a) “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương cơ sở;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương cơ sở;
c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương cơ sở;
d) “Huân chương Độc lập” hạng Nhì, “Huân chương Quân công” hạng nhì: 12,5 lần mức lương cơ sở;
đ) “Huân chương Độc lập” hạng Ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương cơ sở;
e) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”: 9,0 lần mức lương cơ sở;
g) “Huân chương Lao động” hạng Nhì, “Huân chương Chiến công” hạng Nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương cơ sở;
h) “Huân chương Lao động” hạng Ba, “Huân chương Chiến công” hạng Ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương cơ sở.
2. Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc kèm theo mức tiền thưởng bằng 7,5 lần mức lương cơ sở = 7,5 x 1.800.000 = 13.500.000 đồng.
Trước đây, mức tiền thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 70 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Mức tiền thưởng huân chương các loại
1. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng huân chương các loại được tặng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau:
a) “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương cơ sở;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương cơ sở;
c) “Huân chương Độc lập” hạng nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương cơ sở;
d) “Huân chương Độc lập” hạng nhì, “Huân chương Quân công” hạng nhì: 12,5 lần mức lương cơ sở;
đ) “Huân chương Độc lập” hạng ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương cơ sở;
e) “Huân chương Lao động” hạng nhất, “Huân chương Chiến công” hạng nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất”: 9,0 lần mức lương cơ sở;
g) “Huân chương Lao động” hạng nhì, “Huân chương Chiến công” hạng nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì,“Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương cơ sở;
h) “Huân chương Lao động” hạng ba, “Huân chương Chiến công” hạng ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương cơ sở.
2. Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại, được tặng thưởng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc kèm theo mức tiền thưởng bằng 7,5 lần mức lương cơ sở = 7,5 x 1.800.000 = 13.500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?