Hứa thưởng là gì? Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng theo quy định Bộ luật Dân sự?
Hứa thưởng là gì?
Hiện nay, Bộ Luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Hứa thưởng" là gì.
Trên thực tế, hứa thưởng có thể hiểu là hành vi pháp lý đơn phương, trong đó một cá nhân hoặc tổ chức công khai tuyên bố sẽ trao thưởng cho người thực hiện được một hành động cụ thể hoặc đạt được một kết quả nào đó theo các điều kiện đã được nêu ra.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 thì người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
Và công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng hứa thưởng (biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo)
Hứa thưởng là gì? Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng theo quy định Bộ luật Dân sự? (Hình từ Internet)
Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng không?
Căn cứ Điều 571 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc rút lại tuyên bố hứa thưởng như sau:
Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Như vậy, người hứa thưởng chỉ được rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc.
Theo đó, việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Lưu ý: Việc trả thưởng được quy định tại Điều 572 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
(2) Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
(3) Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
(4) Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả thưởng cho người lao động khi hoàn thành công việc không?
Căn cứ quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thưởng cho người lao động khi hoàn thành công việc.
Việc người sử dụng lao động có thưởng cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc hay không thì còn tùy thuộc vào quy chế thưởng của công ty đó và kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Hết thời hiệu khởi kiện đòi nợ có đòi được nợ hay không?
- Bên mua điện dư là ai? Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có công suất bao nhiêu thì được kết nối với bên mua điện dư?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25 năm 2025 là bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?
- Ai có trách nhiệm thực hiện Báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước? Nội dung báo cáo gồm những gì?
- Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng mới nhất hiện nay là mẫu nào?