Hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng tại các quán ăn có thật 'sạch' an toàn cho sức khỏe hay không?

Hiện nay các quán ăn trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đã và đang sử dụng các hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần rất nhiều bởi vì chi phí rẻ mà lại tiện dụng. Vậy những hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng tại các quán ăn có thật "sạch" an toàn cho sức khỏe hay không? Và tại sao trên các hộp xốp, màng bọc thực phẩm lại thường không ghi ngày sản xuất?

Hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng tại các quán ăn có thật "sạch" an toàn cho sức khỏe hay không?

Theo khuyến cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm về hộp xốp, hộp nhựa đựng thực phẩm như sau:

"Hộp xốp được sản xuất bằng công nghệ polyme hóa monomer styrene – một sản phẩm trong chế biến dầu lửa, tạo thành xốp là polystyrene (PS). Chất xốp này chứa tới 95% không khí và chỉ chứa 5% polystyrene nên rất nhẹ. Công nghệ đùn ép xốp có thể sản xuất ra rất nhiều các sản phẩm khác nhau như hộp đựng thực phẩm, hộp bảo ôn, tấm cách nhiệt, trần nhà,…ngoài PS, các hợp chất để làm hộp đựng thức ăn, nước uống còn có thể là: expanded polystyrene( EPS), polypropylene( PP), polyethylene terephthalate (PET). Các vật liệu này dùng để làm hộp thức ăn cho các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, các cơ sở bản lẻ thực phẩm bao gồm cả đồ uống… Trong số các vật liệu kể trên, PP chịu được nhiệt cao nhất-từ 100 oC đến 120 oC – trong thời gian dài, trong khi ba loại còn lại không thích hợp cho đựng thức ăn nóng trên 100 oC.

Mặc dù PS là vật liệu rất an toàn, nhưng các hóa chất để sản xuất PS ( trong đó có styrene và ethylbenzene) là các chất có hại cho sức khỏe gây hiêu ứng thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng gan, tụy. Nếu nguyên liệu dùng cho sản xuất PS không tốt thì hộp xốp còn có nguy cơ chứa cả các chất độc là kim loại nặng như chì và cadmium.

..."

Theo quy định tại Mục II QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BYT quy định như sau:

Hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng tại các quán ăn có thật "sạch" an toàn cho sức khỏe hay không?

Từ đó có thể thấy hộp xốp, màng bọc thực phẩm có nguy cơ rất cao chứa chì và Cadmi. Tuy nhiên để đánh giá liệu những vật liệu này có thật sự sạch hay không thì cần có sự vào cuộc và đánh giá của cơ quan chức năng để xác định hàm lượng chì và Cadmi. Ngoài ra đối với từng loại sẽ được cấu thành từ các chất khác nhau, mỗi chất cần phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật riêng tại Mục II QCVN 12-1:2011/BYT.

Tính mạng và nguy cơ tiềm ẩn hình thành từ thói quen sử dụng hộp xốp, màng bọc thực phẩm dùng một lần

Tính mạng và nguy cơ tiềm ẩn hình thành từ thói quen sử dụng hộp xốp, màng bọc thực phẩm dùng một lần (Hình từ internet)

Quán ăn sử dụng hộp xốp, màng bọc thực phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này."

Quán ăn sử dụng hộp xốp, màng bọc thực phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Tuy nhiên mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (Điều 3 nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

"2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa."

Đồng thời, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này và buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tại sao trên các hộp xốp, màng bọc thực phẩm lại thường không ghi ngày sản xuất?

Tại Điều 25 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc như sau:

"1. Miễn ghi nhãn phụ đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân, quà tặng, quà biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; sản phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
2. Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.
3. Miễn ghi ngày sản xuất đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm."

Theo đó, các hộp xốp, màng bọc thực phẩm lại thường không ghi ngày sản xuất bởi vì nhóm sản phẩm này được miễn ghi ngày sản xuất trên nhãn.

Màng bọc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kim loại nặng được phép có trong hạt nhựa PVC để làm màng bọc thực phẩm là bao nhiêu? Và yêu cầu kỹ thuật đối với màng bọc thực phẩm làm từ nhựa PVC như thế nào?
Pháp luật
Hộp xốp, màng bọc thực phẩm sử dụng tại các quán ăn có thật 'sạch' an toàn cho sức khỏe hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Màng bọc thực phẩm
1,168 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Màng bọc thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Màng bọc thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào