Hợp tác xã có bắt buộc phải thành lập tổ chức đại diện hay không? Ai có thẩm quyền quyết định tham gia tổ chức đại diện của HTX?
Nhà nước có những chính sách ưu đãi nào đối với hợp tác xã?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước như sau:
Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
d) Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
đ) Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
e) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
b) Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Ưu đãi về tín dụng;
d) Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
đ) Chế biến sản phẩm.
...
Như vậy, theo quy định, Nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với hợp tác xã, bao gồm:
(1) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
(2) Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Nhà nước có những chính sách ưu đãi nào đối với hợp tác xã? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã có bắt buộc phải thành lập tổ chức đại diện hay không?
Căn cứ Điều 57 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể được tổ chức theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ; được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, hợp tác xã tự nguyện thành lập tổ chức đại diện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và pháp luật không bắt buộc.
Tổ chức đại diện của hợp tác xã có thể được tổ chức theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan.
Ai có thẩm quyền quyết định tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã?
Căn cứ khoản 6 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên như sau:
Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên
Đại hội thành viên quyết định các nội dung sau đây:
1. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
2. Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ;
3. Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm;
4. Phương án sản xuất, kinh doanh;
5. Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
6. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
7. Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn;
8. Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia;
9. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
10. Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
11. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
12. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định;
...
Như vậy, theo quy định, đại hội thành viên của hợp tác xã có thẩm quyền quyết định tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?