Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích có được xem là vụ việc có tính chất phức tạp không?

Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có được xem là vụ việc có tính chất phức tạp không? - An Kiệt (Đồng Tháp)

Khi nào quyết định mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 về quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
...

Theo đó, Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích? (Hình ảnh từ Internet)

Quy định về thẩm quyền mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân như thế nào?

Thẩm quyền mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2014, cụ thể:

Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Như vậy, thẩm quyền mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân theo cấp như sau:

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

+ Khi vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh khác nhau;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh khác nhau;

+ Vụ việc có tính chất phức tạp.

- Tòa án nhân dân cấp huyện: doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích có được xem là có tính chất phức tạp không?

Quy định về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp tại Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP như sau:

Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết
1. Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;
b) Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
c) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
đ) Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.
...

Như vậy, theo quy định trên hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích được xem là một trong những vụ việc phá sản có tính chất phức tạp.

Hợp tác xã TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC XÃ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc huy động vốn của hợp tác xã phải được sự thông qua của ai? Ai được ưu tiên góp vốn khi hợp tác xã huy động vốn?
Pháp luật
Hợp tác xã phải có nghĩa vụ bồi dưỡng cho thành viên hợp tác xã và người lao động theo quy định hiện nay không?
Pháp luật
Chi nhánh hợp tác xã là gì? Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hợp tác xã là bao lâu?
Pháp luật
Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký các văn bản nào của hợp tác xã?
Pháp luật
Thành viên liên kết không góp vốn cần phải đáp ứng những điều kiện nào để trở thành thành viên hợp tác xã?
Pháp luật
Hợp tác xã phải thông báo với ai trước khi tạm ngừng kinh doanh? Thời hạn thông báo là bao lâu?
Pháp luật
Việc hợp nhất hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của ai? Hợp đồng hợp nhất hợp tác xã bắt buộc phải được gửi đến người nào?
Pháp luật
Tra cứu thông tin đăng ký hợp tác xã ở đâu? Đăng ký hợp tác xã bao gồm các thủ tục đăng ký nào?
Pháp luật
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của hợp tác xã theo quy định mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác xã
651 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào