Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người dựa trên nguyên tắc như thế nào? Việc thực hiện hợp tác quốc tế ra sao?

Cho hỏi hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người dựa trên nguyên tắc như thế nào? Bên cạnh đó thì việc thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người được nhà nước thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phương Nam đến từ Phú Thọ.

Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người dựa trên nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Theo đó, có thể thấy rằng Nhà nước Việt Nam sẽ hợp tác quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Mua bán người

Mua bán người (Hình từ Internet)

Việc thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Thực hiện hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

Theo đó, việc thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người thực hiện theo quy định trên.

Việc phòng chống mua bán người cần được hợp tác quốc tế như thế nào để giải cứu và hồi hương nạn nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
..

Như vậy, theo quy định trên thì Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

Bên cạnh đó, Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG quy định như sau:

Trao trả nạn nhân
1. Cục Lãnh sự khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà nạn nhân là công dân (hoặc thường trú) trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về thời gian, cửa khẩu, phương tiện chuyên chở nạn nhân về nước (trường hợp phía nước ngoài không bố trí được phương tiện chuyên chở thì có thể đề nghị các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ), sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Lãnh sự có trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp thị thực xuất cảnh, tạm trú cho nạn nhân (được miễn thu lệ phí, thời hạn của thị thực, tạm trú phù hợp với thời hạn đưa nạn nhân về nước);
b) Thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế (nếu có liên quan) để phối hợp đưa nạn nhân về nước;
c) Chuyển cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi lưu giữ nạn nhân giấy tờ xuất nhập cảnh và các tài liệu liên quan đến nạn nhân để thực hiện thủ tục đưa nạn nhân về nước.

Như vậy, có thể thấy rằng Nhà nước sẽ hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân theo quy định trên.

Hợp tác quốc tế
Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung hợp tác quốc tế về thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
3,119 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế Mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác quốc tế Xem toàn bộ văn bản về Mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào