Hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước được không? Hợp đồng tương tự không đáp ứng thì xử lý thế nào?
Hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước được không?
Theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT về một số nội dung của E-HSMT dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Quy định chung đối với tất cả các gói thầu:
a) Quy định về số lượng nhân sự chủ chốt và thiết bị thi công, thiết bị chủ yếu quá mức cần thiết để thực hiện gói thầu;
b) Quy định nhà thầu phải có xác nhận tham gia hội nghị tiền đấu thầu hoặc yêu cầu chứng minh việc đã tham gia hội nghị tiền đấu thầu;
c) Quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn mức yêu cầu của gói thầu;
d) Quy định hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện trên một địa bàn cụ thể hoặc là công trình tương tự của một đơn vị cụ thể hoặc phải ký với cơ quan nhà nước;
...
Như vậy, hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện trên một địa bàn cụ thể hoặc là công trình tương tự của một đơn vị cụ thể hoặc phải ký với cơ quan nhà nước.
Do đó, hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước mà có thể là hợp đồng đã thực hiện trên một địa bàn cụ thể hoặc là công trình tương tự của một đơn vị cụ thể.
Hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước được không? Hợp hợp đồng tương tự không đáp ứng thì xử lý thế nào? (hình từ internet)
Hợp đồng tương tự không đáp ứng thì xử lý thế nào?
Theo Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu; trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Trường hợp nhân sự chủ chốt (trừ nhân sự chủ chốt thực hiện phần công việc tư vấn (E) trong gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay), thiết bị chủ yếu mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu hoặc không chứng minh được khả năng huy động nhân sự (bao gồm cả trường hợp nhân sự đã huy động cho hợp đồng khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này) thì bên mời thầu cho phép nhà thầu bổ sung, thay thế. Nhà thầu chỉ được bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu trong một khoảng thời gian phù hợp. Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu không trung thực thì không được thay thế nhân sự, thiết bị khác, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.
3. Trường hợp hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp.
Như vậy, hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp.
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?
Theo Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 quy định nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
- Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân phấn đấu trở thành Đảng viên năm 2024? Liên hệ bản thân cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên?
- Nhà có hàng rào sát hè thì gắn biển số nhà thế nào cho dễ quan sát? Chủ nhà không phải chi trả kinh phí gắn biển số nhà trong trường hợp nào?
- Có tổ chức khen thưởng cho giáo viên nhân ngày 20 11? Lời chúc ngày 20 11 của phụ huynh học sinh tri ân thầy cô giáo?
- Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đối với đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác chuẩn Nghị định 98?