Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024?
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024?
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 251/QĐ-BTC năm 2024. TẢI VỀ
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024 I. TÊN GỌI, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI 1. Tên gọi: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2. Phạm vi: Cuộc thi được phát động, tổ chức trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa. 3. Đối tượng tham gia dự thi: Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh (trừ các thành viên của Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Cuộc thi; Cán bộ phụ trách kỹ thuật của hệ thống phần mềm Cuộc thi). II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI 1. Nội dung thi: Các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Luật Phòng, chống ma túy 2021. 2. Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trực tuyến. Cuộc thi được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa (địa chỉ https://stp.khanhhoa.gov.vn) và Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa (https://phapluatkhanhhoa.vn). 3. Đăng ký dự thi - Thí sinh đăng ký tham gia Cuộc thi và làm bài thi tại trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa (địa chỉ https://stp.khanhhoa.gov.vn) và Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa (https://phapluatkhanhhoa.vn). - Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký, sử dụng duy nhất 01 tài khoản dự thi. Tài khoản dự thi được đăng ký và đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin bắt buộc theo Thẻ căn cước công dân. Trường hợp không có hoặc mất Thẻ căn cước công dân, thí sinh phải cung cấp thông tin theo Giấy khai sinh. Tài khoản của thí sinh sẽ được xác nhận qua số điện thoại và được bảo mật. - Thí sinh tham gia dự thi phải khai báo chính xác thông tin cá nhân (họ và tên; năm sinh; quê quán; số Thẻ căn cước công dân hoặc Mã định danh; đơn vị học tập hoặc công tác; số điện thoại; thuộc huyện, thị, thành đoàn) để xác thực đúng theo đối tượng quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi. - Thông tin thí sinh đăng ký là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xét và trao giải thưởng. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với thí 3 sinh có hơn 01 tài khoản hoặc có bất kỳ trường thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế. 4. Cách thức thi - Sau khi đăng nhập tài khoản, thí sinh tham gia trả lời bài thi trắc nghiệm 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút, đồng thời sẽ phải dự đoán số lượng người tham gia Cuộc thi trực tuyến. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, không trả lời hoặc trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa của bài thi là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh được phép quay lại để trả lời các câu hỏi đã bỏ qua, có thể lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào. Hết thời gian theo quy định, hệ thống tự động kết thúc bài thi của thí sinh. - Mỗi thí sinh (tương ứng với một tài khoản dự thi) chỉ được tham gia thi một lần. 5. Cách thức xét giải - Ban Tổ chức sẽ lựa chọn người đạt giải là người dự thi có số câu trả lời trắc nghiệm đúng nhiều nhất và có kết quả câu dự đoán số lượng người tham gia Cuộc thi trực tuyến đúng hoặc gần đúng nhất so với kết quả tổng hợp cuối cùng của Ban Tổ chức. Kết quả của người tham gia dự thi (trả lời câu hỏi trắc nghiệm, dự đoán số lượng người tham gia Cuộc thi) được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo quy định tại Thể lệ này. - Trường hợp nhiều người dự thi có cùng kết quả trả lời đúng hoặc gần đúng nhất câu hỏi dự đoán số lượng người tham gia Cuộc thi trực tuyến, Ban Tổ chức sẽ ưu tiên người gửi bài thi sớm hơn (được tạo bản ghi trước trong hệ thống dữ liệu Cuộc thi). - Ban Tổ chức sẽ quyết định những vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá và xét giải Cuộc thi. 6. Thời gian thi - Hệ thống webiste Cuộc thi mở từ 09 giờ 00 ngày 17/11/2024 và kết thúc vào 09 giờ 00 ngày 07/12/2024. Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ này. - Ban Tổ chức sẽ đóng phần mềm vào lúc 09 giờ 00 ngày 07/12/2024. Sau thời gian trên, các thí sinh không thể truy cập và tham gia dự thi. |
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng cuộc thi thế nào?
Theo Thể lệ cuộc thi tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 251/QĐ-BTC năm 2024 thì cơ ơ cấu giải thưởng cuộc thi như sau:
(1) Giải cá nhân Các thí sinh đạt giải được Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận kèm hiện vật (nếu có) và mức giải thưởng như sau:
- 01 Giải Nhất: 2.000.000 đồng;
- 02 Giải Nhì: 1.500.000 đồng;
- 03 Giải Ba mỗi giải: 1.000.000 đồng; 4
- 20 Giải khuyến khích mỗi giải: 500.000 đồng.
(2) Giải tập thể: Ban Tổ chức Cuộc thi trao giải tập thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực tham gia hưởng ứng, triển khai Cuộc thi và có thí sinh đạt giải, gồm Giấy chứng nhận và mức giải thưởng như sau:
- 01 Giải nhất: 3.000.000 đồng;
- 01 Giải nhì: 2.000.000 đồng;
- 02 Giải ba mỗi giải: 1.500.000 đồng. Thời gian tổ chức trao giải thưởng cho cá nhân, tập thể đạt thành tích tại Cuộc thi theo Giấy mời của Ban Tổ chức.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử như sau:
- Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.
- Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tương ứng; các Ban bầu cử, Tổ bầu cử thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
- Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu đơn khởi kiện đòi tài sản mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi tài sản? Nội dung trong đơn phải có gì? Phương thức nộp đơn?
- Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì giải quyết như thế nào? Trường hợp nào hòa giải ở cơ sở không thành?
- Trường trung học tư thục bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp nào? Khắc phục được nguyên nhân đình chỉ có được hoạt động trở lại?
- Có phải thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà CSH có nhu cầu tiếp tục sử dụng?
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học do cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện cấp?