Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mượn tài sản?
Hợp đồng mượn tài sản là gì?
Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mượn tài sản như sau:
“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Hợp đồng mượn tài sản
Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản?
Theo Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”
Và tại Điều 497 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên mượn tài sản như sau:
“Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản
1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.”
Theo đó, bên mượn tài sản cần thực hiện theo đúng các quyền và nghĩa vụ trên.
Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn trong hợp đồng mượn tài sản?
Căn cứ Điều 498 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
“Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”
Và tại Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
“Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”
Từ những quy định trên, người cho mượn tài sản có nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
- Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết
Đối với quyền, người cho mượn tài sản được thực hiện gồm:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra
Từ những căn cứ trên, trường hợp người hàng xóm ký kết hợp đồng mượn tài sản, cụ thể là mượn xe để đưa đón con đi học. Tuy nhiên lại mang xe cho thuê lấy tiền mà không có sự đồng ý của bạn, điều này không đúng với mục đích mượn tài sản mà hai bên thỏa thuận. Người hàng xóm đã vi phạm nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp này bạn có quyền đòi lại tài sản vì bên mượn sử dụng tài sản không đúng mục đích thỏa thuận, cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn theo khoản 2 Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Nguyên tắc chung khi đánh giá phân loại phim 18+ theo Thông tư 05? Chi tiết nội dung tiêu chí phân loại phim 18+?
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?