Hợp đồng mua bán xăng dầu có bắt buộc phải ghi cụ thể trách nhiệm của các bên trong hợp đồng hay không?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu không?
- Hợp đồng mua bán xăng dầu có bắt buộc phải ghi cụ thể trách nhiệm của các bên trong hợp đồng hay không?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có quyền và nghĩa vụ cụ thể gì khi giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu không?
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 15 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:
“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
3. Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối xăng dầu
“1. Được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu khác theo Hợp đồng mua bán xăng dầu.”
...”
Theo đó, hợp đồng mua bán xăng dầu được giao kết giữa thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu hoặc giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau.
Do đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyền giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu.
Hợp đồng mua bán xăng dầu
Hợp đồng mua bán xăng dầu có bắt buộc phải ghi cụ thể trách nhiệm của các bên trong hợp đồng hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2014/TT-BCT thì hợp đồng mua bán xăng dầu có những nội dung chính sau đây:
"Điều 4. Hợp đồng mua bán xăng dầu
Hợp đồng mua bán xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán và bên mua; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá mua, giá bán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.
2. Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu.
3. Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ mua bán xăng dầu; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính."
Căn cứ quy định trên, trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu là một phần không thể thiếu trong hợp đồng mua bán xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có quyền và nghĩa vụ cụ thể gì khi giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 8 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quy định cụ thể gồm những nội dung sau:
- Được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm.
- Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
- Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
- Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
- Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm nguồn cung xăng dầu không thấp hơn mức tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm theo đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu theo quy định tại Nghị định này.
- Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.
- Ngoài việc bán buôn xăng dầu cho đơn vị trực tiếp sản xuất, bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân, được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 16, Điều 19 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 18, Khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định này; được bán xăng dầu cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu quy định tại Điều 13 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định này; được kinh doanh xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu quy định tại Điều 22 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Nghị định này.
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, thương nhân phân phối xăng dầu và bán cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường. Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý về đo lường, chất lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển từ nơi xuất đến nơi nhận. Có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng và hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền để quản lý.
- Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
- Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
- Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu và báo cáo, công khai theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc không làm thủ tục cấp mới khi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hạn, hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị phá sản, giải thể, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ chuyển, nộp toàn bộ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước (nếu Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dư dương)
Như vậy, hợp đồng mua bán xăng dầu là văn bản được giao kết giữa thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu hoặc giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về nội dung hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?