Hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực thì có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn mà hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực không? Câu hỏi của anh L.L.Q đến từ TP.HCM.

Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn mà hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực không?

Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 42/2022/TT-BCT về phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại:

Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
2. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT về phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện:

Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
...
2. Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong hợp đồng
a) Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Như vậy, bên bán điện được được yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

Lưu ý số 1: Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày.

Theo đó, mặc dù hợp đồng mua bán điện đã chấm dứt tuy nhiên bên bán điện vẫn yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì bên bán điện có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đòi bồi thường.

Lưu ý số 2: theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn mà hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực không?

Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn mà hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực không? (Hình từ Internet)

Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có phải tôn trọng quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp trong suốt quá trình giải quyết không?

Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 42/2022/TT-BCT về trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện:

Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
...
2. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
c) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải có trách nhiệm tôn trọng quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết.

Trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện các bên có phải thương lượng không?

Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 42/2022/TT-BCT về trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện:

Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng.
2. Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
...

Như vậy, trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng.

Hợp đồng mua bán điện Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hợp đồng mua bán điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy phải lập thành bao nhiêu bản?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện đã hết hiệu lực thì có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khách hàng mua điện sử dụng điện sai mục đích để mua giá thấp hơn không?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được lập thành bao nhiêu bản? Thời hạn của hợp đồng này là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt mới nhất 2023 theo Thông tư 16/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu hóa đơn tiền điện online trên cả nước nhanh nhất mà người dân cần phải biết?
Pháp luật
Đề xuất mua bán điện trực tiếp không thông qua EVN? Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp?
Pháp luật
Tranh chấp hợp đồng mua bán điện được giải quyết dựa trên những nguyên tắc nào? Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện được quy định thế nào?
Pháp luật
Các bên trong tranh chấp hợp đồng mua bán điện có bắt buộc phải hòa giải trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng mua bán điện
246 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng mua bán điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: