Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng thế nào? Hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ?
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Như vậy, theo quy định, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
Ngoài ra, hợp đồng lao động còn bị vô hiệu toàn bộ nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
- Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 thì Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng thế nào? Hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ? (Hình từ Internet)
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
Hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm được hướng dẫn như sau:
(1) Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(3) Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản (2);
- Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu có.
(4) Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thì thời gian nộp lệ phí môn bài khi hết thời gian được miễn như thế nào?
- Định mức thiết bị là gì? Định mức thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được xác định như thế nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất theo Thông tư 11? Hồ sơ xếp hạng gồm gì?
- Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất?