Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu và được hướng dẫn ký lại nhưng một trong hai bên không chịu ký lại thì giải quyết như thế nào?
Hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
"1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng."
Như vậy hợp đồng lao động được ký bởi người không có thẩm quyền sẽ bị vô hiệu.
Hợp đồng lao động
Ai có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
"Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.'
Như vậy, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (thực hiện theo quy định pháp luật về Tố tụng Dân sự).
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 402 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
"5. Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu”.
Như vậy, khi ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trong tuyên bố của mình.
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
“2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại”.
Theo đó, khi hợp đồng lao động vô hiệu do ký sai thẩm quyền thì các bên sẽ tiến hành ký lại hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, Cơ quan quản lý lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.
Như vậy, việc Tòa án có thẩm quyền ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động là phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu và được hướng dẫn ký lại nhưng một trong hai bên không chịu ký lại thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án như sau:
"1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án."
Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Tòa án.
Do đó, nếu một trong các bên không chấp hành quyết định mà Tòa án đã ban hành thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để yêu cầu hỗ trợ thi hành quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bất thường khi nào?
- Mẫu bản cam kết phòng chống bạo lực học đường của học sinh trung học là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã miền núi, vùng cao và hải đảo là gì?
- Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính trong trường hợp nào? Có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định không?
- Ai có trách nhiệm gửi Báo cáo tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm của các đô thị?