Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP là gì? Hợp đồng đối tác công tư được thực hiện ký kết vào thời điểm nào?
Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP là gì?
Theo khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
3. Hợp đồng đối tác công - tư là thỏa thuận tự nguyện bằng văn bản, không ràng buộc về pháp lý, được các đối tác công và đối tác tư ký kết để hình thành quan hệ đối tác thành lập và triển khai thực hiện chương trình PPP;
4. Đối tác công là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các định chế tài chính hoạt động chủ yếu bằng ngân sách nhà nước tham gia chương trình PPP;
5. Đối tác tư là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Theo đó, Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP được hiểu là thỏa thuận tự nguyện bằng văn bản, không ràng buộc về pháp lý, được các đối tác công và đối tác tư ký kết để hình thành quan hệ đối tác thành lập và triển khai thực hiện chương trình PPP.
Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP được thực hiện ký kết vào thời điểm nào?
Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP được thực hiện ký kết vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 14 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Ký kết hợp đồng đối tác công - tư
Căn cứ kết quả xây dựng hợp đồng đối tác công - tư quy định tại Điều 13 Thông tư này, đại diện có thẩm quyền của các đối tác công và đối tác tư cùng nhau ký kết hợp đồng đối tác công - tư thành lập chương trình PPP. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn đại diện cho Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ký kết hợp đồng.
Theo Điều 13 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Xây dựng hợp đồng đối tác công - tư
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đề án khung chương trình PPP được phê duyệt, cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đại diện của các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan trao đổi, thống nhất xây dựng nội dung hợp đồng đối tác công - tư thành lập chương trình PPP theo quy định tại Mẫu D2-HĐ-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Hợp đồng đối tác công tư thành lập chương trình PPP do đại diện có thẩm quyền của các đối tác công và đối tác tư và Thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn đại diện cho Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ký kết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Đề án khung chương trình PPP được phê duyệt.
Các đối tác công và đối tác tư tham gia chương trình PPP có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của các đối tác công tham gia chương trình PPP như sau:
Trách nhiệm của đối tác công khác
Đối tác công khác (ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ) tham gia chương trình PPP có trách nhiệm:
1. Chủ động phối hợp với các đối tác công và đối tác tư trao đổi, thống nhất cùng nhau xây dựng đề xuất chương trình PPP; cử đại diện tham gia, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn xây dựng đề án khung chương trình PPP;
2. Cử đại diện tham gia các phiên họp của hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
3. Tham gia với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư, cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này khi được yêu cầu;
4. Căn cứ danh mục chi tiết đề tài, dự án thuộc chương trình PPP do ban chủ nhiệm đề xuất thuộc thẩm quyền quản lý tương ứng, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật;
5. Định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc thẩm quyền cho ban chủ nhiệm để tổng hợp.
Theo Điều 20 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của các đối tác tư tham gia chương trình PPP như sau:
Trách nhiệm của đối tác tư
1. Chủ động phối hợp với các đối tác công và đối tác tư khác trao đổi, thống nhất, cùng nhau xây dựng đề xuất chương trình PPP, cử đại diện tham gia, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn xây dựng đề án khung chương trình PPP.
2. Cử đại diện tham gia các phiên họp của hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
3. Tham gia với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư, cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.
4. Căn cứ danh mục các đề tài, dự án do ban chủ nhiệm đề xuất, tổ chức thực hiện phần nội dung nhiệm vụ phù hợp với cam kết đóng góp nguồn lực của đối tác tư với chương trình PPP theo quy định của pháp luật.
5. Tiến hành tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP không sử dụng ngân sách nhà nước do đơn vị mình phụ trách theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các quy định của pháp luật trong trường hợp chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP có sử dụng ngân sách nhà nước.
7. Cử đại diện tham gia các hội đồng xác định nhiệm vụ và hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đề tài, dự án thuộc chương trình PPP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo về tình hình thực hiện, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP cho ban chủ nhiệm để tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?