Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng nào? Có thể sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần giao dịch không?
- Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng nào?
- Có thể sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử không?
- Các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được xác định ra sao?
Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng nào?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn với thông điệp dữ liệu cho phép xác định thời gian của thông điệp dữ liệu đó tồn tại ở một thời điểm cụ thể.
16. Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.
17. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Theo Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.
Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng nào? (Hình từ Internet)
Có thể sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử không?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giao kết hợp đồng điện tử như sau:
Giao kết hợp đồng điện tử
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
2. Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
Như vậy, có thể sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
Lưu ý: Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại·Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2023 sau đây:
- Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được xác định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 18 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:
Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được;
2. Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Như vậy, trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được xác định như sau:
- Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được;
- Trường hợp người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?