Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu có cần phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng không?
- Để chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng thì có cần phải có Đại diện người sở hữu trái phiếu không?
- Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu có cần phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng không?
- Đại diện sở hữu trái phiếu có thể do cổ đông lớn của tổ chức phát hành đảm nhận không?
Để chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng thì có cần phải có Đại diện người sở hữu trái phiếu không?
Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 23 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để chào bán cổ phiếu có bảo đảm ra công chúng như sau:
Điều kiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
2. Được bảo đảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi trái phiếu bằng một hoặc một số phương thức sau:
a) Bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bảo đảm bằng tài sân của tổ chức phát hành, tài sản của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá và được đăng ký, xử lý theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Có Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Từ quy định trên thì tổ chức phát hành nếu muốn chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng thì phải có Đại diện người sở hữu trái phiếu.
Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu có cần phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng
1. Các tài liệu quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp trái phiếu được bảo đảm theo phương thức bảo lãnh thanh toán.
3. Đối với trường hợp bảo đảm bằng tài sản: tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được dùng để bảo đảm thanh toán trái phiếu; cam kết của bên thứ ba sở hữu tài sản bảo đảm về việc dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu (trường hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba); hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm giữa bên sở hữu tài sản bảo đảm, Đại diện người sở hữu trái phiếu, bên nhận tài sản bảo đảm khác (trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm) và tổ chức phát hành; hợp đồng bảo hiểm tài sản (nếu có) đối với các tài sản này; chứng thư thẩm định giá tài sản bảo đảm còn hiệu lực; văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm (nếu có). Văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
4. Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu giữa tổ chức phát hành với Đại diện người sở hữu trái phiếu.
Theo đó, trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng thì cần phải nộp kèm theo hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu giữa tổ chức phát hành với Đại diện người sở hữu trái phiếu để chứng mình tổ chức phát hành có Đại diện người sở hữu trái phiếu đáp ứng đủ điều kiện khi phát hành trái phiếu có bảo đảm ra công chúng.
Đại diện sở hữu trái phiếu có thể do cổ đông lớn của tổ chức phát hành đảm nhận không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy đinh về Đại diện người sở hữu trái phiếu như sau:
Đại diện người sở hữu trái phiếu
1. Trước khi trái phiếu được phát hành, Đại diện người sở hữu trái phiếu do tổ chức phát hành chỉ định.
2. Đại diện người sở hữu trái phiếu không phải tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức phát hành, bên sở hữu tài sản bảo đảm của trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoặc người có liên quan của tổ chức phát hành.
3. Đại diện người sở hữu trái phiếu có tối thiểu các trách nhiệm sau:
a) Giám sát việc tuân thủ các cam kết của tổ chức phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu;
b) Làm trung gian liên lạc giữa người sở hữu trái phiếu, tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác;
c) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi tổ chức phát hành không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
d) Trường hợp trái phiếu được bảo đảm thanh toán bằng phương thức bảo đảm bằng tài sản, Đại diện người sở hữu hái phiếu là tổ chức nhận và quản lý tài sản bảo đảm, thay mặt người sở hữu trái phiếu thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Đại diện người sở hữu trái phiếu phải chỉ định bên thứ ba nhận tài sản bảo đảm. Tổ chức nhận tài sản bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với Đại diện người sở hữu trái phiếu để quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
e) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
4. Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua.
Bệnh cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP giải thích về đại diện người sở hữu trái phiếu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
...
Như vậy, cổ đông lớn của tổ chức phát hành không thể là cổ đông lớn của tổ chức phát hành mà phải là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?