Họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023: Những vấn đề quan trọng được Ủy ban chứng khoán lưu ý là gì?
Đề nghị các doanh nghiệp thực hiện đúng thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông?
Tại Công văn 913/UBCK-GSĐC năm 2022, Ủy ban chứng khoán lưu ý vấn đề thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông chưa phù hợp với quy định pháp luật. Cụ thể:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
...
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Theo đó, trước tình trạng một số công ty đại chúng đang có nghị quyết đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho hội đồng quản trị toàn quyền quyết định đối với các nội dung thuộc thẩm quyền thông qua của đại hội đồng cổ đông, UBCK nêu rõ việc này là chưa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020.
Đồng thời, Ủy ban chứng khoán cũng nhắc nhở các công ty đại chúng thực hiện đúng quy định trình dự thảo hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
Về thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với điều lệ công ty đại chúng, UBCK nêu rõ nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị quy định tại điều lệ công ty của nhiều công ty đại chúng chưa phù hợp theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020:
Hội đồng quản trị
...
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
Ủy ban chứng khoán nhắc nhở trường hợp, các nội dung thuộc thẩm quyền thông qua của Đại hội đồng cổ đông không được thực hiện đúng theo quy định nêu tại khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản trị công ty (đối với giao dịch với các bên liên quan không được thông qua đúng thẩm quyền) và hoạt động chào bán chứng khoán (đối với phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành chứng khoán phải thuộc thẩm quyền thông qua của Đại hội đồng cổ đông).
Họp Đại hội đồng cổ đông 2023: Những vấn đề quan trọng được Ủy ban chứng khoán lưu ý là gì? (Hình từ internet)
Đề nghị các công ty đại chúng tuân thủ quy định khi tổ chức kỳ họp Đại hội đồng cổ đông?
Tại Công văn 913/UBCK-GSĐC năm 2022, UBCK nhắc nhở các công ty đại chúng khi tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thứ nhất, về thời gian tổ chức:
- Đề nghị thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
...
2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Thứ hai, về nội dung thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
- Tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, điểm h khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 20 Điều 310 Nghị định 155/2020/NĐ-CP:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
+ Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
+ Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
+ Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
+ Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
+ Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác theo quy định tại Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Công ty đại chúng có trách nhiệm xây dựng Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về quản trị công ty, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp gần nhất tính từ ngày 01/01/2021.
Lưu ý về việc xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với từng ngành nghề?
Công văn 913/UBCK-GSĐC năm 2022 do Ủy ban chứng khoán ban hành nhắc nhở các công ty đại chúng khi đến mùa họp Đại hội đồng cổ đông, một trong những vấn đề cần lưu ý đó là việc sửa đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh (nếu có) phù hợp với thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa:
Công ty đại chúng căn cứ theo các ngành nghề đăng ký kinh doanh, xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với từng ngành nghề cũng như tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty theo quy định tại Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Trường hợp thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mức 0%, công ty đại chúng cần nêu rõ ngành nghề (hoặc phạm vi kinh doanh của ngành nghề) thuộc ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận.
Trường hợp thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mức > 0%, có ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa chi tiết hoặc có phạm vi rộng, công ty cần làm rõ, chi tiết ngành nghề đăng ký kinh doanh không bao gồm hoạt động nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận.
Trường hợp công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ pháp luật cho phép thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại điều lệ công ty.
Trên cơ sở đó, Uỷ ban Chứng khoán lưu ý các công ty đại chúng cần làm rõ phạm vi kinh doanh đối với từng ngành nghề, báo cáo Đại hội đồng cổ đông năm 2022 để sửa đổi, chi tiết ngành nghề đăng ký kinh doanh (nếu có), thông qua cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (trong trường hợp quyết định tỷ lệ thấp hơn quy định pháp luật cho phép) tại điều lệ công ty phù hợp với dự kiến thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa.
Xem toàn bộ Công văn 913/UBCK-GSĐC năm 2022 tại đây:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?