Hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách do thực hiện hành vi gì? Hội viên có quyền khiếu nại không?
- Trường hợp nào hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên?
- Hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách do thực hiện hành vi gì?
- Hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách có quyền khiếu nại không?
Trường hợp nào hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên?
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên
1. Các trường hợp sau đây đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên:
a) Nếu hội viên là tổ chức thì khi tổ chức đó bị đình chỉ hoặc chấm đứt hoạt động, bị giải thể hoặc phá sản;
b) Nếu hội viên là cá nhân thì khi cá nhân đó chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
c) Hội viên nộp đơn tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội và đã được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, giải quyết.
...
Theo đó, hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên trong các trường hợp sau đây:
- Nếu hội viên là tổ chức thì khi tổ chức đó bị đình chỉ hoặc chấm đứt hoạt động, bị giải thể hoặc phá sản;
- Nếu hội viên là cá nhân thì khi cá nhân đó chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Hội viên nộp đơn tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội và đã được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, giải quyết.
Hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách do thực hiện hành vi gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên
...
2. Các trường hợp bị chấm dứt tư cách hội viên do một trong những nguyên nhân sau đây:
a) Hội viên không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết của Đại hội Hiệp hội và của Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc không đóng hội phí trong 2 năm mà không được Ban Chấp hành Hiệp hội cho phép miễn, giảm hoặc gia hạn;
b) Hoạt động trái với mục đích, tôn chỉ của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội.
Theo quy định nêu trên thì hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách do thực hiện hành vi sau đây:
- Hội viên không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết của Đại hội Hiệp hội và của Ban Chấp hành Hiệp hội
Hoặc không đóng hội phí trong 2 năm mà không được Ban Chấp hành Hiệp hội cho phép miễn, giảm hoặc gia hạn;
- Hội viên hoạt động trái với mục đích, tôn chỉ của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam.
Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách có quyền khiếu nại không?
Theo khoản 3 Điều 14 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên
...
3. Hội viên bị chấm dứt tư cách trong các trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hội viên của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam bị chấm dứt tư cách trong các trường hợp nêu trên có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có quyền sau đây:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
l) Rút khiếu nại.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?