Hội Truyền thông số Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào? Quyền hạn của Hội Truyền thông số Việt Nam là gì?
Hội Truyền thông số Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào?
Theo Điều 4 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc, phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hội như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hội
1. Hội Truyền thông số Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và trụ sở, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.
3. Hội Truyền thông số Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng riêng và có tài khoản tại ngân hàng.
4. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội. Trường hợp cần thiết theo nhu cầu hoạt động, Hội có thể mở văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
Theo quy định trên, Hội Truyền thông số Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hội Truyền thông số Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Truyền thông số Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.
2. Đại diện, tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các hội viên để phản ánh, kiến nghị, đề bạt với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực truyền thông số, các hoạt động truyền thông bằng dữ liệu điện tử thông qua các phương tiện thông tin, điện tử, thiết bị số như: Mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng truyền dẫn, trạm, thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền dẫn, đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số theo quy định của pháp luật.
3. Làm cầu nối giữa hội viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các ngành, các tổ chức, về các vấn đề chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực truyền thông số theo quy định của pháp luật.
4. Tư vấn, phản biện về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực truyền thông số theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
5. Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển thông tin số phù hợp với các quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết giữa các hội viên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển truyền thông số và các vấn đề có liên quan.
7. Tổ chức và giúp đỡ hội viên trong các hoạt động liên kết kinh tế - khoa học và ứng dụng công nghệ số, các loại hình sản xuất, dịch vụ truyền thông số, qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho hội viên.
8. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa hội viên và các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực truyền thông số. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm xã hội hóa truyền thông số Việt Nam theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức đào tạo chuyên môn về truyền thông số cho các hội viên và các đối tượng khác có nhu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Truyền thông số Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quyền hạn của Hội Truyền thông số Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền mục đích của Hội và đại diện cho các hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm truyền thông số trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Được xuất bản sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành theo quy định tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực truyền thông số và được gia nhập làm thành viên của các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
6. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hoạt động khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc các tổ chức khác ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và các quy định của pháp luật.
8. Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của Hội.
Như vậy, Hội Truyền thông số Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?