Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam có những nhiệm vụ nào? Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành là gì?
Cơ quan nào bầu ra Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam?
Căn cứ Điều 12 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội toàn thể hội viên.
2. Ban Chấp hành Hội.
3. Ban Thường vụ Hội.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng Hội.
6. Các ban chuyên môn.
7. Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội.
Theo Điều 15 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 quy định về Ban Chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
2. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành phải là hội viên chính thức của Hội.
3. Việc bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành Hội giữa hai kỳ Đại hội được thực hiện trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội và phải được sự tán thành của ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên trong Ban Chấp hành.
Theo quy định trên, Hội Truyền thông số Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Đại hội toàn thể hội viên.
+ Ban Chấp hành Hội.
+ Ban Thường vụ Hội.
+ Ban Kiểm tra.
+ Văn phòng Hội.
+ Các ban chuyên môn.
+ Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội.
Trong đó, Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra. Và đây được xem là là cơ quan lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành phải là hội viên chính thức của Hội.
Và việc bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành Hội giữa hai kỳ Đại hội được thực hiện trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội và phải được sự tán thành của ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên trong Ban Chấp hành.
Hội Truyền thông số Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 16 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Ban Chấp hành như sau:
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành
1. Điều hành mọi hoạt động của Hội.
2. Cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Hội, bầu các chức danh lãnh đạo của Hội.
4. Xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban Chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hội (nếu có).
5. Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội đại biểu, Đại hội bất thường.
6. Xét khen thưởng, kỷ luật hội viên.
7. Quyết định chấm dứt tư cách hội viên vi phạm theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này.
Theo đó, Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội.
Ban Chấp hành Hội cũng có nhiệm vụ xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban Chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hội (nếu có).
Đồng thời, Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam cũng có nhiệm vụ quyết định chấm dứt tư cách hội viên vi phạm theo quy định.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 17 Điều lệ Hội Truyền thông số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 316/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành Hội họp thường kỳ 06 tháng một lần để sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động của Hội. Ban Chấp hành có thể họp đột xuất khi có nhu cầu.
2. Các quyết định của Ban Chấp hành Hội được biểu quyết theo đa số ủy viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hội.
Như vậy, Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam thường kỳ 06 tháng một lần để sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động của Hội. Ban Chấp hành có thể họp đột xuất khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, các quyết định của Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam được biểu quyết theo đa số ủy viên có mặt.
Trong trường hợp số phiếu biểu quyết của các thành viên Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?