Hội nghị nhà chung cư là gì? Ban quản trị có được đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành không?
Hội nghị nhà chung cư là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 145 Luật Nhà ở 2023 quy định về Hội nghị nhà chung cư như sau:
Hội nghị nhà chung cư
1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự; đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư bao gồm chủ sở hữu nhà chung cư và người sử dụng nhà chung cư.
2. Hội nghị nhà chung cư phải tổ chức họp để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này khi có đủ điều kiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư được thực hiện thông qua hình thức họp trực tiếp; trường hợp do dịch bệnh, thiên tai không thể họp trực tiếp thì có thể tổ chức họp trực tuyến hoặc kết hợp họp trực tiếp và họp trực tuyến.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau đây:
a) Đề cử, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư; thông qua, sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Thông qua, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; quyết định mức thù lao của thành viên Ban quản trị nhà chung cư và chi phí khác phục vụ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư;
...
Theo đó, Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự.
Ngoài ra, đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư bao gồm chủ sở hữu nhà chung cư và người sử dụng nhà chung cư.
Hội nghị nhà chung cư là gì? Ban quản lý có được đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành không? (Hình từ Internet)
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị có được đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2023 quy định về quyền của Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Quyền của Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
d) Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;
e) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;
g) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có quyền được đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì theo quy chế thu, chi tài chính do ai quyết định?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2023 quy định về trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký con dấu, tài khoản hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, tài khoản để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì; tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhà chung cư từ chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và cung cấp cho đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy chế thu, chi tài chính do Hội nghị nhà chung cư quyết định; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;
c) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 145 của Luật này.
Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 149 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
...
Như vậy, đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có trách nhiệm sử dụng kinh phí bảo trì theo quy chế thu, chi tài chính do Hội nghị nhà chung cư quyết định và cần phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên nhận ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường có được sử dụng tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ để cho vay không?
- Khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì bình đẳng giới 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền bình đẳng giới năm 2024?
- Hồ sơ gia hạn nộp thuế cần có tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế? Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế có gì?
- Phiếu kế toán là gì? Mẫu phiếu kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu phiếu kế toán ở đâu? 07 nguyên tắc kế toán?
- Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu bao gồm những gì? Công khai về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu ở đâu?