Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hội Khoa học và Công nghệ có được hợp tác với các ngành khoa học kỹ thuật khác không?
Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam ban hành theo Quyết định 143/2005/QĐ-BNV, có quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là tổ chức tự nguyện của những công dân Việt Nam làm công tác khoa học - công nghệ mỏ, là thành viên tự nguyện của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo Điều lệ Hội và pháp luật nhà nước.
Mục đích của Hội là tập hợp những người làm công tác khoa học - công nghệ Mỏ Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm đoàn kết giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và đời sống, xây dựng một nền khoa học - công nghệ Mỏ phát triển để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Mỏ, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Như vậy, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp những người làm công tác khoa học - công nghệ Mỏ Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm đoàn kết giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và đời sống, xây dựng một nền khoa học - công nghệ Mỏ phát triển để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Mỏ, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam ban hành theo Quyết định 143/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Vận động hội viên nghiên cứu, thực hiện các chủ trương và chính sách về công tác khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tham gia giám sát độc lập đối với các đề án, công trình quan trọng khi được yêu cầu nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, các chương trình, kế hoạch của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành Mỏ; về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường của ngành Mỏ Việt Nam.
3. Phổ biến kiến thức về khoa học - công nghệ mỏ cho hội viên và cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ khi được yêu cầu để họ yêu nghề mỏ; góp phần bồi dưỡng nhân tài và lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành mỏ; tham gia tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ mỏ.
4. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích khả năng sáng tạo cho hội viên trong hoạt động khoa học - công nghệ, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển ngành mỏ Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, thì Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam có các nhiệm vụ được quy định như nêu trên.
Hội Khoa học và Công nghệ có được hợp tác với các ngành khoa học kỹ thuật khác không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam ban hành theo Quyết định 143/2005/QĐ-BNV, có quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Mở rộng và hợp tác chặt chẽ với các hội và các ngành khoa học - kỹ thuật khác để phục vụ cho việc phát triển khoa học - công nghệ mỏ.
2. Quan hệ và hợp tác với các hội khoa học - kỹ thuật, các nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các lĩnh vực khoa học - công nghệ mỏ và giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.
3. Đề xuất ý kiến với các tổ chức chính quyền về giải thưởng, bằng sáng chế phát minh, bằng khen đối với các thành tựu khoa học - công nghệ mỏ khi được yêu cầu.
4. Tổ chức hoạt động khoa học - công nghệ bằng nhiều hình thức: nghiên cứu, thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân v.v... để góp phần đưa kỹ thuật mới vào ngành mỏ.
5. Tổ chức dịch vụ khoa học theo quy định của pháp luật về các mặt nghiên cứu, thiết kế, đào tạo, thực nghiệm, sản xuất thử, chuyển giao công nghệ v.v... kể cả trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội.
6. Phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, và các hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành khác để kiến nghị những vấn đề có liên quan đến ngành mỏ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam có quyền mở rộng và hợp tác chặt chẽ với các ngành khoa học - kỹ thuật khác để phục vụ cho việc phát triển khoa học - công nghệ mỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?