Hội đồng xử lý rủi ro là gì? Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những người nào?
Hội đồng xử lý rủi ro là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Do đó, có thể hiểu, Hội đồng xử lý rùi ro là tổ chức được thành lập để xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô đối với khoản nợ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
- Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
- Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống đối với khoản nợ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
- Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
Hội đồng xử lý rủi ro là gì? Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những người nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những người nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 86/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định;
c) Tổ chức tài chính vi mô phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng thành viên quyết định;
d) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định.
...
Theo đó, Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô bao các thành viên sau:
- 01 thành viên là thành viên Hội đồng thành viên làm Chủ tịch;
- 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro;
- 01 thành viên là Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng thành viên quyết định.
Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
2. Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
...
Như vậy, tổ chức chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau đây:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Lưu ý:
Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì tổ chức tài chính vi mô không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tài chính vi mô phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tài chính vi mô bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh có quyền hạn như thế nào? Cuộc họp của Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh được thực hiện khi nào?
- Người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp nào? Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm?
- Mẫu bản luận cứ bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự mới nhất? Người tập sự hành nghề luật sư có được bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự?
- Đảng viên là ai? Tổng hợp mẫu nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên mới nhất hiện nay? Tải mẫu ở đâu?
- Bên giao thầu EPC có quyền không nghiệm thu những thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận không?