Hội đồng tuyển dụng viên chức có quyết định đa số không? Nếu biểu quyết ngang nhau thì làm thế nào?

Hội đồng tuyển dụng viên chức có quyết định đa số không? Nếu biểu quyết ngang nhau thì làm thế nào? Có được bố trí cha mẹ trong Hội đồng tuyển dụng viên chức không? Việc xét tuyển viên chức được thực hiện qua mấy vòng thi?

Hội đồng tuyển dụng viên chức có quyết định đa số không? Nếu biểu quyết ngang nhau thì làm thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Hội đồng tuyển dụng viên chức
...
2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có); Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2;
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...

Theo đó, Hội đồng tuyển dụng viên chức sẽ làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; nếu trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức đã biểu quyết.

Ngoài ra, Hội đồng tuyển dụng viên chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch (đối với trường hợp tổ chức thực hiện vấn đáp hoặc thực hành tại vòng 2). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;

- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;

- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;

- Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;

- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Hội đồng tuyển dụng viên chức làm việc theo nguyên tắc nào? Có được bố trí cha mẹ trong Hội đồng tuyển dụng viên chức không?

Hội đồng tuyển dụng viên chức có quyết định đa số không? Nếu biểu quyết ngang nhau thì làm thế nào? (Hình từ Internet)

Có được bố trí cha mẹ trong Hội đồng tuyển dụng viên chức không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Hội đồng tuyển dụng viên chức
...
4. Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.

Như vậy, pháp luật có quy định không được bố trí người có quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ, cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi làm thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng viên chức.

Việc xét tuyển viên chức được thực hiện qua mấy vòng thi?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định về nội dung, hình thức xét tuyển viên chức như sau:

Theo đó, việc xét tuyển viên chức sẽ được thực hiện theo 02 vòng sau đây:

- Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo cụ thể yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế. Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

Hội đồng tuyển dụng kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

- Vòng 2 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

98 lượt xem
Tuyển dụng viên chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tuyển dụng viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng tuyển dụng viên chức có quyết định đa số không? Nếu biểu quyết ngang nhau thì làm thế nào?
Pháp luật
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đúng không?
Pháp luật
Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức 2024? Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức Cục trợ giúp pháp lý 2024 như thế nào?
Pháp luật
Thông báo tuyển dụng viên chức và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển được quy định thế nào? Quyết định tuyển dụng được ban hành trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Sở Y tế Nam Định tuyển dụng viên chức 2024? Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức Y tế 2024 Nam Định ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy định thế nào và Hội đồng tuyển dụng viên chức bao gồm bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Dự thảo tờ trình đề nghị cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học THPT thế nào?
Pháp luật
Trung tâm cấp cứu 115 TP. HCM tuyển dụng viên chức năm 2024 bao nhiêu chỉ tiêu? Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển là khi nào?
Pháp luật
Tuyển dụng viên chức cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III năm 2024 ra sao? Hồ sơ dự tuyển viên chức gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Ban Tuyên giáo Trung ương tuyển dụng viên chức năm 2024 với chỉ tiêu, điều kiện tuyển dụng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển dụng viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển dụng viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào