Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao làm việc theo nguyên tắc nào?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao gồm bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm như thế nào?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao gồm bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao gồm bao nhiêu thành viên, được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCT như sau:
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình
1. Theo tiến độ đề xuất đặt hàng, lãnh đạo Bộ Công Thương quyết định thành lập các hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ theo chuyên ngành khoa học và công nghệ phù hợp với đề xuất.
2. Thành phần hội đồng tư vấn
a) Hội đồng tư vấn có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm: 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và các ủy viên hội đồng;
b) Thành viên của hội đồng là đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực đề xuất; là các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vấn.
3. Hội đồng có một (01) thư ký hành chính là chuyên viên Đơn vị quản lý nhiệm vụ của Chương trình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao gồm có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm: 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và các ủy viên hội đồng.
Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm như thế nào?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCT như sau:
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình
…
4. Trách nhiệm của hội đồng tư vấn
a) Phân tích, đánh giá, kiến nghị sơ bộ về mục tiêu, nội dung và kết quả dự kiến và phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp) của dự án;
b) Tư vấn giúp Bộ Công Thương xác định, lựa chọn các đề xuất cần thực hiện theo quy định;
c) Thành viên hội đồng tư vấn có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do thư ký hành chính cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao có các trách nhiệm sau:
- Phân tích, đánh giá, kiến nghị sơ bộ về mục tiêu, nội dung và kết quả dự kiến và phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp) của dự án;
- Tư vấn giúp Bộ Công Thương xác định, lựa chọn các đề xuất cần thực hiện theo quy định;
- Thành viên hội đồng tư vấn có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do thư ký hành chính cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng;
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao làm việc theo nguyên tắc được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCT như sau:
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình
…
5. Nguyên tắc và phương thức làm việc của hội đồng tư vấn
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng;
b) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo;
c) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp theo mẫu B2.1-UQ-CNC.
6. Trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng
a) Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập hội đồng;
b) Đại diện Đơn vị quản lý nhiệm vụ của Chương trình tóm tắt các yêu cầu đối với hội đồng;
c) Chủ tịch hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) điều khiển phiên họp;
d) Hội đồng bầu 01 thư ký khoa học của Hội đồng;
đ) Các thành viên hội đồng thảo luận, đánh giá đề xuất đặt hàng theo các yêu cầu được quy định tại Điều
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?