Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo nguyên tắc nào?
- Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo nguyên tắc nào?
- Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về nguyên tắc chung như sau:
Nguyên tắc chung
Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, thông qua quyết nghị tại cuộc họp của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng trường không tự mình đưa ra quyết định.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, thông qua quyết nghị tại cuộc họp của Hội đồng.
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường
Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, Điều lệ mẫu, trường trung cấp nghề, cụ thể như sau:
1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của trường;
b) Quyết nghị về Điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường trình Bộ trưởng phê duyệt;
c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật;
d) Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;
đ) Giới thiệu người để Bộ trưởng bổ nhiệm hiệu trưởng;
e) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của trường;
- Quyết nghị về Điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường trình Bộ trưởng phê duyệt;
- Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật;
- Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;
- Giới thiệu người để Bộ trưởng bổ nhiệm hiệu trưởng;
- Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về cơ cấu, thành phần của Hội đồng trường như sau:
Cơ cấu, thành phần của Hội đồng trường
1. Tổng số thành viên Hội đồng trường là số lẻ, có từ 11 - 15 người (đối với trường cao đẳng nghề), từ 9-13 người (đối với trường trung cấp nghề), số lượng thành viên cụ thể của từng trường do Bộ công nhận theo đề nghị của các trường. Cơ cấu của Hội đồng trường gồm có: Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, Thư ký và các ủy viên Hội đồng trường.
2. Thành phần của Hội đồng trường
a) Thành phần cử gồm: 04 thành viên đại diện của Ban giám hiệu, Đảng ủy, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường do Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên cử;
b) Thành phần bầu gồm: các đại diện của khối giảng dạy do hội nghị viên chức khối giảng dạy bầu; các đại diện của khối quản lý do hội nghị viên chức khối quản lý bầu; thành phần bầu chiếm không quá 70% tổng số thành viên của Hội đồng trường;
c) Thành phần mời: các trường có thể mời 1-2 thành viên của các cơ quan ngoài trường tham gia Hội đồng trường như: cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, giới tuyển dụng, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý và phát triển dạy nghề, các doanh nghiệp có liên quan đến công tác đào tạo nhân lực của trường.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lẻ, có từ 11 - 15 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?