Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng gồm những thành phần nào? Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng là ai?
Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng gồm những thành phần nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2017/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 11/2020/TT-NHNN) quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thanh lý
1. Thành phần Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng
a) Thành phần Hội đồng thanh lý bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên; tối thiểu một (01) thành viên độc lập của Hội đồng quản trị (nếu có); Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng; một số thành viên khác trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát (nếu có); cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn và năm (05) khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất tại tổ chức tín dụng (trường hợp khách hàng đồng ý) tại thời điểm đề nghị giải thể. Tại thời điểm thành lập và trong quá trình hoạt động của Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng, trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn một trong số các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thay thế tham gia Hội đồng thanh lý; trường hợp khuyết Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn người thay thế tham gia Hội đồng thanh lý;
...
Theo đó, Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng gồm những thành phần sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Tối thiểu một (01) thành viên độc lập của Hội đồng quản trị (nếu có);
- Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng;
- Một số thành viên khác trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát (nếu có);
- Cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn và năm (05) khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất tại tổ chức tín dụng (trường hợp khách hàng đồng ý) tại thời điểm đề nghị giải thể.
Tại thời điểm thành lập và trong quá trình hoạt động của Hội đồng thanh lý tài sản tổ chức tín dụng có thể xảy ra một số vấn đề như sau:
- Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn một trong số các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thay thế tham gia Hội đồng thanh lý;
- Trường hợp khuyết Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn người thay thế tham gia Hội đồng thanh lý.
Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng là ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2017/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 11/2020/TT-NHNN) quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thanh lý
1. Thành phần Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng
...
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thanh lý. Tại thời điểm thành lập và trong quá trình hoạt động của Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng, trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, người được cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn tham gia Hội đồng thanh lý thay cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên theo quy định tại điểm a Khoản này đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thanh lý;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng là Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
Hội đồng thanh lý tài sản tổ chức tín dụng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 24/2017/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 11/2020/TT-NHNN) quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thanh lý
...
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thanh lý:
a) Được sử dụng con dấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình thanh lý tài sản tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Rà soát toàn bộ các khoản mục của tài sản có và tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng của bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lập danh sách và số tiền của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và danh mục tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để xử lý;
c) Thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc đầu tiên hàng tháng hoặc đột xuất, báo cáo Tổ giám sát thanh lý về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và các vấn đề phát sinh khác;
đ) Chi phí liên quan đến hoạt động của Hội đồng thanh lý do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chi trả. Việc hạch toán chi phí phải tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành;
e) Hội đồng thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi tổ chức tín dụng chấm dứt pháp nhân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng thanh lý tài sản tổ chức tín dụng có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Được sử dụng con dấu của tổ chức tín dụng nước ngoài trong quá trình thanh lý tài sản tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Rà soát toàn bộ các khoản mục của tài sản có và tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng của bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng nước ngoài, lập danh sách và số tiền của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng nước ngoài và danh mục tài sản của tổ chức tín dụng nước ngoài để xử lý;
- Thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của tổ chức tín dụng nước ngoài;
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc đầu tiên hàng tháng hoặc đột xuất, báo cáo Tổ giám sát thanh lý về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và các vấn đề phát sinh khác;
- Chi phí liên quan đến hoạt động của Hội đồng thanh lý do tổ chức tín dụng nước ngoài chi trả. Việc hạch toán chi phí phải tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành;
- Hội đồng thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi tổ chức tín dụng chấm dứt pháp nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền của công dân về cư trú bao gồm những quyền nào? Cụ thể 03 nghĩa vụ của công dân về cư trú?
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất? Tải về mẫu mẫu biên bản?
- Làm thẻ căn cước có lấy liền được hay không? Căn cước công dân hết hạn đổi ở đâu theo quy định?
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Để tham gia dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Sở Tư pháp có phải thực hiện ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư đúng không?