Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có bao nhiêu thành viên?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường?
- Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường làm việc theo nguyên tắc nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường?
Từ ngày 05/01/2024 thì Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi được gọi là Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Thông tư 24/2023/TT-BCT.
Cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) là Bộ trưởng Bộ Công thương.
Trước đây, căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường
…
4. Căn cứ hồ sơ đăng ký của các đơn vị, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổng hợp danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường và trình Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
…
Như vây, theo quy định trên thì Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có bao nhiêu thành viên, thì theo điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) gồm:
- Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ có tối thiểu 07 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên thư ký và các Ủy viên là đại diện đơn vị trực thuộc Bộ, các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ, không bao gồm đại diện cơ quan chủ trì thực hiện.
Trước đây, căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường
…
6. Hoạt động của Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường có ít nhất 07 thành viên gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên thư ký, các Ủy viên là đại diện đơn vị trực thuộc Bộ và các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
b) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm: Tư vấn giúp lãnh đạo Bộ Công Thương xác định, lựa chọn các đề xuất cần thực hiện; phân tích, đánh giá, kiến nghị sơ bộ về mục tiêu, nội dung, kết quả dự kiến, phương thức thực hiện và dự toán của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
…
Như vây, theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường có ít nhất 07 thành viên gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên thư ký, các Ủy viên là đại diện đơn vị trực thuộc Bộ và các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường làm việc theo nguyên tắc được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) gồm:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; Chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng phải có tối thiểu 2/3 số thành viên tham gia, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và Ủy viên thư ký. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có tối thiểu 2/3 số thành viên của Hội đồng tham gia nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu đánh giá.
- Hội đồng nhận xét, đánh giá dựa trên hồ sơ đăng ký nhiệm vụ. Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Các thành viên Hội đồng tham gia phiên họp có trách nhiệm viết phiếu đánh giá theo mẫu B2a-ĐGĐX.
- Ủy viên thư ký có trách nhiệm lập biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu B2b-BBXC.
Trước đây, căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Đăng ký và tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường
…
6. Hoạt động của Hội đồng thẩm định
…
c) Nguyên tắc và trình tự làm việc của Hội đồng thẩm định
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. Các ý kiến kết hiện của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và Ủy viên thư ký;
- Hội đồng nhận xét, đánh giá dựa trên hồ sơ nhận được. Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Các thành viên Hội đồng tham gia phiên họp có trách nhiệm viết phiếu đánh giá theo mẫu B2a-PĐGĐX-BCT;
- Sau khi các thành viên Hội đồng viết phiếu đánh giá Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thư ký Hội đồng tổng hợp phiếu đánh giá theo mẫu B2b-BBKPĐGĐX-BCT;
- Thư ký Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu B2c-BBTĐTMĐC-BCT;
- Trên cơ sở biên bản làm việc của Hội đồng, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoàn thiện kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính theo quy định.
Như vây, theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định thuyết minh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
Các ý kiến kết hiện của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.
Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và Ủy viên thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?