Hội đồng thẩm định giáo trình đại học được thành lập gồm những thành viên nào và phải đáp ứng yêu cầu có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình không?
Giáo trình đại học được biên soạn theo quy trình nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xác định giáo trình biên soạn, lựa chọn như sau:
- Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xác định danh mục các giáo trình cần thiết phải có để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính thức của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bao gồm các giáo trình đã có, các giáo trình cần biên soạn và lựa chọn bổ sung cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo và công khai các giáo trình sẽ biên soạn và lựa chọn.
- Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, quy trình xác định các giáo trình cần sử dụng, các giáo trình sẽ tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn và kế hoạch biên soạn, lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo.
Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về hoạt động biên soạn giáo trình, cụ thể như sau:
- Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo quy định tại Điều 10 Thông tư này theo các hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ biên hoặc đồng chủ biên, người biên soạn nhận nhiệm vụ biên soạn giáo trình theo đề cương chi tiết của giáo trình và chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyên môn của giáo trình và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
- Giáo trình biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo trình được biên soạn và quy trình biên soạn giáo trình; quy định về tiêu chuẩn, thành phần, số lượng các thành viên tham gia biên soạn giáo trình; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của tác giả, người biên soạn, chủ biên hoặc đồng chủ biên và các bên có liên quan trong việc biên soạn giáo trình của cơ sở đào tạo.
Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình đại học
Hội đồng thẩm định giáo trình đại học phải đáp ứng yêu cầu có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình không?
Việc thành lập hội đồng thẩm định và xuất bản giáo trình được quy định tại Điều 12 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định bản thảo giáo trình đã tổ chức biên soạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
- Thành viên hội đồng thẩm định là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học; có trình độ đào tạo tiến sĩ hoặc có chức danh từ phó giáo sư trở lên đối với thẩm định giáo trình thạc sĩ và giáo trình tiến sĩ. Thành viên đã tham gia biên soạn giáo trình không tham gia hội đồng thẩm định giáo trình đã biên soạn.
- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định bản thảo giáo trình theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình thẩm định hội đồng thẩm định có thể mời thêm một số đại biểu không phải là thành viên hội đồng thẩm định tham dự các phiên họp thẩm định nếu thấy cần thiết. Ý kiến các thành viên ngoài hội đồng thẩm định chỉ mang tính tham khảo và các thành viên này không tham gia biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của hội đồng thẩm định.
- Hội đồng thẩm định đánh giá và kết luận cụ thể các mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này cùng các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo và được cụ thể hóa thành yêu cầu đối với giáo trình được thẩm định và đề xuất hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xuất bản giáo trình. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sự phù hợp về chuyên môn của giáo trình đã thẩm định và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
- Căn cứ kết quả thẩm định và đề xuất của hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều này, hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức hoàn thiện bản thảo giáo trình và tổ chức xuất bản thành sách để có thể sử dụng làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo phải quy định cụ thể cơ cấu, thành phần, số lượng, tiêu chuẩn của các thành viên tham gia hội đồng thẩm định giáo trình, bao gồm cả các thành viên hội đồng là người ngoài cơ sở đào tạo; quy định về tổ chức, hoạt động, quy trình thẩm định, nguyên tắc làm việc, kết quả thẩm định, trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định, các thành viên hội đồng thẩm định và các bên có liên quan.
Căn cứ quy định trên, ta thấy Thành viên hội đồng thẩm định là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học.
Giáo trình đại học được phê duyệt thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về hoạt động phê duyệt giáo trình đại học như sau:
Hiệu trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản theo quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Thông tư này vào sử dụng làm giáo trình cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
Cơ sở đào tạo quy định cụ thể các yêu cầu và quy trình phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn vào sử dụng làm giáo trình tại cơ sở đào tạo; quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền phê duyệt và các bên liên quan trong việc phê duyệt và đưa giáo trình vào sử dụng bảo đảm tuân thủ theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc biên soạn, thẩm định và phê duyệt giáo trình đại học được tiến hành theo các quy định của pháp luật. Trong đó, đối với hoạt động thẩm định phải lập Hội đồng thẩm định và yêu cầu đối với các thành viên Hội đồng phải là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?