Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thành lập với chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Ai là Chủ tịch Hội đồng?
Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thành lập khi nào?
Ngày 25 tháng 6 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 về việc thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.
Theo đó, căn cứ tại Điều 1 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 có nội dung quy định như sau:
Điều 1. Thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững
Thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững trên cơ sở kiện toàn Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (được thành lập tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 và được kiện toàn tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm các thành viên sau:...
Đồng thời căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 có nội dung quy định như sau:
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.
...
Như vậy, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thành lập và hoạt động từ ngày 25 tháng 6 năm 2024 trên cơ sở kiện toàn Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (được thành lập tại Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2012 và được kiện toàn tại Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thành lập với chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Ai là Chủ tịch Hội đồng? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững như thế nào?
Theo Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 quy định về Hội Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững như sau:
(1) Về cơ cấu tổ chức căn cứ Điều 1 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng. Cụ thể như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các Ủy viên Hội đồng:
+ Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công Thương; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
+ Đại diện lãnh đạo các ban của Đảng: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương.
+ Đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng doanh nghiệp: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
(2) Về chức năng của hội đồng: căn cứ Điều 2 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 quy định Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp giữa các bên liên quan thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam.
(3) Về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng: căn cứ Điều 3 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
- Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia; triển khai các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, trong đó bao gồm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia và tổ chức định kỳ Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên vùng trong thực hiện phát triển bền vững.
Kinh phí hoạt động của Hội Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 19 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg quy định nội dung như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Hội Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?