Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải do người đứng đầu đơn vị thành lập hay không?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên Hội đồng quản lý hay không?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải do người đừng đầu đơn vị thành lập hay không?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với Hội đồng quản lý?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên Hội đồng quản lý hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Cơ cấu, số lượng thành viên
...
2. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý với số lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu; bí thư đảng ủy, chi bộ (người đứng đầu cấp ủy), chủ tịch công đoàn, đại diện một số tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
Chủ tịch Hội đồng không kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu;
...
Theo quy định trên thì Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải do người đừng đầu đơn vị thành lập hay không? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải do người đừng đầu đơn vị thành lập hay không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về thủ tục thành lập Hội đồng quản lý như sau:
Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý nhiệm kỳ đầu tiên
1. Xác định số lượng, cơ cấu và bầu thành viên Hội đồng quản lý
a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức và chủ trì cuộc họp thành phần gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, Bí thư tổ chức Đảng cùng cấp, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện một số đơn vị trực thuộc hoặc viên chức (nếu có) để xác định số lượng, cơ cấu thành viên và thống nhất cử một số đại diện của đơn vị sự nghiệp công lập tham gia Hội đồng quản lý theo quy định. Lập biên bản cuộc họp có đầy đủ chữ ký của các thành viên dự họp.
b) Trên cơ sở biên bản thống nhất tại cuộc họp trên, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý thành viên không thuộc đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) cử đại diện tham gia Hội đồng quản lý sau khi đã xác định số lượng và cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý theo quy định. Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý thành viên Hội đồng quản lý không thuộc đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm trả lời đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
c) Bầu Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng. Hình thức bầu bỏ phiếu kín. Kết quả bầu được lập thành biên bản.
2. Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu và bầu Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư này gửi lên cơ quan quản lý cấp trên để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý, cơ quan thẩm định phải trình Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Quyết định thành lập Hội đồng quản lý ghi rõ chức danh và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng. Trường hợp không quyết định thành lập Hội đồng quản lý thì cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên thì người đừng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có trách nhiệm chủ trì cuộc học để xác định số lượng, cơ cấu và bầu Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng cho Hội đồng quản lý để trình cho cơ quan quản lý cấp trên.
Việc ra quyết định thành lập Hội đồng quản lý sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với Hội đồng quản lý?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về chế độ làm việc của Hội đồng quản lý như sau:
Chế độ làm việc
...
4. Trường hợp có công việc cần giải quyết nhưng không thể triệu tập họp Hội đồng quản lý ngay, Chủ tịch Hội đồng xin ý kiến thành viên Hội đồng quản lý bằng văn bản và quyết định thực hiện công việc khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý (theo danh sách thành viên Hội đồng quản lý được cấp có thẩm quyền thành lập, bổ nhiệm, phê duyệt) nhất trí bằng văn bản. Trường hợp có ý kiến trái ngược nhau mà tỷ lệ ngang nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các phiên họp Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý được sử dụng bộ máy điều hành, bộ phận giúp việc của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
6. Thành viên Hội đồng quản lý được hưởng thù lao hoặc phụ cấp theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập và quy định pháp luật. Mức thù lao hoặc phụ cấp, chế độ khác (nếu có) của thành viên Hội đồng quản lý và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các phiên họp Hội đồng quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?