Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
- Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế vắng mặt tại cuộc họp thì có được cử cán bộ phụ trách dự thay không?
- Nội dung họp của Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế gồm những gì?
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2280/QĐ-BYT năm 2015 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp hoặc thành viên Hội đồng trả lời ý kiến bằng văn bản khi được lấy ý kiến.
2. Các thành viên Hội đồng được Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể, đề cao trách nhiệm, phát huy năng lực, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình hoặc nguồn nhân lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tổ Thư ký của Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng và sự phân công, điều hành của Tổ Trưởng Tổ Thư ký của Hội đồng.
4. Các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ Thư ký của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
5. Các hoạt động của Hội đồng và Tổ Thư ký của Hội đồng phải bảo đảm dân chủ và hiệu quả.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế hoạt động theo các nguyên tắc sau:
(1) Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp hoặc thành viên Hội đồng trả lời ý kiến bằng văn bản khi được lấy ý kiến.
(2) Các thành viên Hội đồng được Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể, đề cao trách nhiệm, phát huy năng lực, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình hoặc nguồn nhân lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
(3) Tổ Thư ký của Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng và sự phân công, điều hành của Tổ Trưởng Tổ Thư ký của Hội đồng.
(4) Các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ Thư ký của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
(5) Các hoạt động của Hội đồng và Tổ Thư ký của Hội đồng phải bảo đảm dân chủ và hiệu quả.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế vắng mặt tại cuộc họp thì có được cử cán bộ phụ trách dự thay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2280/QĐ-BYT năm 2015 quy định về chế độ họp của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế như sau:
Chế độ họp
1. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng.
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu 1/2 thành viên Hội đồng.
d) Thành viên Hội đồng vắng mặt được cử cán bộ phụ trách hoặc được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị dự thay, nhưng không được vắng nhiều hơn một cuộc họp một năm. Trường hợp số thành viên Hội đồng dự họp chưa đủ 50% tổng số thành viên Hội đồng, Hội đồng vẫn tiến hành họp, nhưng tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản sau phiên họp về các nội dung cần có ý kiến của Hội đồng;
đ) Cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ phiên họp. Tài liệu họp được gửi đến các thành viên Hội đồng và những người tham gia phiên họp qua đường công văn và qua thư điện tử (email);
e) Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức cuộc họp đột xuất để giải quyết những vấn đề phát sinh;
g) Tổ Trưởng Tổ Thư ký của Hội đồng tổ chức việc ghi biên bản và trình người chủ trì cuộc họp ký biên bản. Kết luận của Hội đồng hoặc người chủ trì cuộc họp được thông báo tới các thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế vắng mặt tại các cuộc họp thì được cử cán bộ phụ trách của đơn vị dự thay, nhưng không được vắng nhiều hơn một cuộc họp một năm.
Nội dung họp của Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2280/QĐ-BYT năm 2015 quy định về nội dung họp của Tổ Thư ký như sau:
Nội dung họp của Tổ Thư ký
1. Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; các kết luận, văn bản khác của Hội đồng.
2. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng.
3. Thông tin, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng; tình hình phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, nội dung họp của Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Y tế bao gồm:
(1) Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; các kết luận, văn bản khác của Hội đồng.
(2) Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng.
(3) Thông tin, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng; tình hình phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?