Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do ai thành lập? Hội đồng có tối thiểu bao nhiêu người?
- Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do ai thành lập? Hội đồng có tối thiểu bao nhiêu người?
- Biên bản họp của Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non phải có chữ ký của ai?
- Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải được bao nhiêu thành viên Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non tán thành?
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do ai thành lập? Hội đồng có tối thiểu bao nhiêu người?
Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo Điều 2 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT.
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non
1. Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.
2. Hội đồng bao gồm: người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ sở giáo dục, tổ/nhóm trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp, đại diện Ban đại diện cha mẹ trẻ em. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non dưới 5 (năm) nhóm/lớp số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 5 (năm) người.
...
Theo quy định trên, Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do Hiệu trưởng trường mầm non thành lập, giúp Hiệu trưởng trường mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu gồm:
- Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng trường mầm non, tổ/nhóm trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp, đại diện Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người. Đối với trường mầm non dưới 5 nhóm/lớp số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 5 người.
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non (Hình từ Internet)
Biên bản họp của Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non phải có chữ ký của ai?
Biên bản họp của Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non phải có chữ ký theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non
...
3. Hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư.
4. Các thành viên trong Hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn đồ chơi, học liệu.
5. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
Theo đó, kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải được bao nhiêu thành viên Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non tán thành?
Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu được quy định tại Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu
1. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có. Trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu do giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp.
2. Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
3. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.
4. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.
Như vậy, Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất.
Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn.
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?